Khu Bảo tồn Thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai và cũng là nơi sinh sống của hàng nghìn chim, thú quý hiếm.
Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) rộng hơn 100.000 ha được thành lập năm 2004, trong đó gần 68.000 ha đất rừng và hơn 32.000 ha mặt nước hồ Trị An. Năm 1997, tỉnh Đồng Nai “đóng cửa rừng” tự nhiên, tạo điều kiện cho rừng, thú, chim muông phát triển.
Voi rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai là cá thể hiếm còn sót lại ở các cánh rừng Đông Nam Bộ. Để bảo vệ đàn voi, Đồng Nai triển khai dự án hơn 50 km hàng rào điện để tránh xung đột giữa voi và người. Ảnh: KBT
Đàn bò tót cùng nai sừng sinh sống ở khu bảo tồn. Ảnh: KBT
Gà lôi hồng tía là loài quý hiếm, chỉ phân bố rộng ở khu vực Đông Dương. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Chim châu Á. Hiện nay, số lượng gà lôi hồng tía ít, đang được bảo vệ tích cực tại nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Ảnh: Lam Jiang
Sóc lớn đen có tên khoa học Ratufa bicolor. Thức ăn của sóc đen bao gồm các loại hạt, trái cây và lá. Loài này khi sinh sản thường nằm trong một hốc rỗng của một cái cây. Ảnh: Lam Jiang
Khỉ đuôi dài khá phổ biến trong Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Ảnh: Lam Jiang
Voọc chà vá chân đen có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới, mức độ cực kỳ nguy cấp. Ảnh: Lam Jiang
Những chú chim với bộ lông sặc sỡ trong Khu bảo tồn Thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai. Ảnh: Lam Jiang
Đàn bướm xuất hiện nhiều ở rừng Mã Đà mỗi mùa mưa, bên những con suối hay vũng nước. Hai bên đường có nhiều đường đất đỏ dân sinh, là nơi bướm thường xuất hiện nhiều.
Đàn chim hoang dã bay trong rừng Mã Đà. Ảnh: KBT