Sa mạc hóa được xem là thảm họa của thiên nhiên, gây ra nhiều tác động tiêu cực. Hiện tượng biến đổi khí hậu trong thời gian vừa qua càng cho thấy mức độ nguy hại của hạn hán dẫn tới sa mạc hóa.
Sa mạc hóa là mối nguy toàn cầu
Hạn hán và sa mạc hóa là thảm họa của thiên nhiên, có thể nhiều tác động tiêu cực tới đời sống con người. Hiện tượng biến đổi khí hậu trong thời gian vừa qua với diễn biến ngày càng nghiêm trọng đã cho thấy mức độ nguy hại của hạn hán, dẫn tới sa mạc hóa trong nhiều khu vực trên trái đất.
Có thể nói, sa mạc hóa là vấn đề có qui mô toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi vùng trên trái đất và cộng đồng thế giới cần phải có hành động chung để chống sa mạc hóa.
Sa mạc hóa ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, dẫn đến hậu quả làm mất các thảm thực vật; sa mạc hóa khiến cho các đồng bằng bị ngập lũ, khiến đất bị xâm nhập mặn, suy giảm chất lượng nước và phù sa của các sông và hồ.
Những khu vực khô cằn vốn đã mong manh. Khi chúng xuống cấp, hậu quả đối với con người, vật nuôi và môi trường có thể bị tàn phá. Liên hợp quốc cho biết, trong vòng 10 năm tới khoảng 50 triệu người có thể phải di dời do sa mạc hóa. Tuy vậy, vấn đề sa mạc hóa không phải là mới – nó đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại. Nhưng ngày nay, tốc độ suy thoái của đất canh tác ước tính gấp 30 đến 35 lần tốc độ lịch sử.
Khoảng 2 tỷ người sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái đất khô hạn, 90% trong số họ sống ở các nước đang phát triển. Một vòng xoáy đi xuống đang tạo ra ở nhiều quốc gia, nơi dân số quá đông thúc đẩy việc khai thác các vùng đất khô hạn để làm nông nghiệp. Những vùng sản xuất kém này bị chăn nuôi quá mức, đất đai bị cạn kiệt và nước ngầm bị khai thác quá mức.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa
Về nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là mục súc), canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng độ mặn của đất và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
Đất sa mạc thường có biên giới rõ rệt với miền kế cận nhưng cũng có khi vùng sa mạc tiếp giáp một vùng chuyển tiếp rồi mới đến vùng đất ẩm nên miền ven sa mạc khó ấn định hơn. Vùng chuyển tiếp ở ven sa mạc này thường có hệ sinh thái mong manh. Đây cũng là nơi có nhiều tiểu khí hậu. Chẳng hạn như: cồn cát cao có thể che khuất gió cho một thửa đất trũng, và từ đó tạo điều kiện cho cây cỏ mọc xen vào. Đến khi có mưa thì vùng có thảo mộc sẽ có nhiệt độ mát hơn.
Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị dao động bởi sinh hoạt con người như, trong đó có thể kể đến trường hợp chăn nuôi, móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa xói mòn. Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, nhanh bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh.
Các cồn cát sa mạc cũng có thể di chuyển góp phần vào hiện tượng sa mạc hóa. Gió là động lực chính đẩy các cồn cát. Những hạt cát có thể lăn trên mặt đất hoặc tung lên trên không rồi rơi xuống. Động tác tung lên sẽ làm dao động thêm, khuếch đại lượng cát bị xô đẩy. Kết quả là lũ cát khi cả một cồn cát trườn vào. Khi có gió mạnh làm bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét. Lũ cát còn có thể xảy ra khi cát dồn lên đến đỉnh cồn sẽ trượt xuồng triền dốc bên kia, làm cồn cát tiến lên.
Theo địa chất học, trước thời kỳ văn minh nhân loại, không có bằng chứng khoa học nào để nói rằng diện tích sa mạc đang lan rộng thêm. Chỉ sau khi con người thay đổi môi trường sống ta mới thấy hiện tượng sa mạc hóa.
Hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở những vùng khô cằn nhưng khi đã có mưa thì môi sinh bình phục nhanh chóng. Chính là nạn lạm dụng đất đai làm suy thoái chất đất như trong trường hợp chăn nuôi mục súc quá tải và nạn nhân mãn đã tăng cường tốc độ sa mạc hóa ở vùng ven sa mạc. Dân du mục khi muốn thoát vùng sa mạc khô cằn thường đưa đàn mục súc đến vùng ven để sinh sống nhưng chính động tác đó đã làm sa mạc thêm rộng lớn và họ đã vô tình mang cái khô cằn của sa mạc theo với họ.
Vùng khô cằn cũng có thể canh tác được thế nhưng khi áp lực của con người làm hư hại lượng thảo mộc thiên nhiên thì đất khô dễ bị gió biến thành bụi. Khi thiếu bóng rợp, nước trong lòng đất mau bốc hơi, lưu lại chất muối làm tăng độ mặn của đất. Quá trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa càng ít đi.
Hiện Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về phòng – chống sa mạc hóa nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư. Để giải quyết tình trạng này, giải pháp hiệu quả nhất là trồng rừng khôi phục lại diện tích bị tàn phá. Chương trình Mục tiêu quốc gia hành động chống sa mạc hóa được chính thức ban hành từ năm 2006.
Việc thực hiện mục tiêu này mất không ít thời gian, công sức và gặp nhiều khó khăn. Do đó, chương trình chống sa mạc hóa rất cần sự chung sức của cả cộng đồng. |