“Tuyên bố Cao Bằng” đề cao vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản công viên địa chất

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO (GNN) khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APGN-8) năm 2024 đã khép lại với bản “Tuyên bố Cao Bằng” đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người dân bản địa và cộng đồng địa phương trong bảo tồn di sản công viên địa chất.

Tiết mục văn nghệ của dân tộc Dao Tiền tại Hội nghị APGN -8

APGN-8 đánh dấu chặng đường 20 năm thành lập GGN với mục tiêu phát triển bền vững nhằm lưu giữ “ký ức trái đất”. Tuy nhiên, hành trình ấy chỉ có thể duy trì, bảo tồn và phát triển nếu có sự tham gia của người dân bản địa và cộng đồng địa phương. Do đó, tại phiên bế mạc, các đại biểu đã thông qua “Tuyên bố Cao Bằng” với 8 nội dung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người dân bản địa và cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ các giá trị di sản địa chất thông qua cách tiếp cận lấy nhân dân làm trung tâm. Cần xây dựng và thực hiện kế hoạch đồng quản lý, trong đó đáp ứng nhu cầu kinh tế – xã hội, bảo vệ cảnh quan và bảo tồn bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của người dân bản địa và cộng đồng địa phương.

“Tuyên bố Cao Bằng” đề cao vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản công viên địa chất

Bế mạc Hội nghị quốc tế lần thứ thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực  châu Á – Thái Bình Dương

Bảo tồn di sản địa chất góp phần ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu

Cao Bằng – nhịp cầu kết nối tài nguyên di sản và điểm hẹn văn hóa di sản công viên địa chất

Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024

Kỷ niệm 20 năm thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Cao Bằng hội tụ và lan tỏa giá trị di sản Công viên địa chất Toàn cầu – Bài 3

Cao Bằng hội tụ và lan tỏa giá trị di sản Công viên địa chất Toàn cầu – Bài 2

Cao Bằng hội tụ và lan tỏa giá trị di sản Công viên địa chất Toàn cầu – Bài 1

Các đại biểu chứng kiến ký kết Tuyên bố Cao Bằng tại Hội nghị APGN-8
Gian hàng trưng bày di sản văn hóa cổ của các dân tộc thiểu số Cao Bằng tại Không gian văn hóa các dân tộc Công viên địa chất.

Bà Susan May, nhà khoa học thuộc CVĐC Hakusan Tederigawa, Nhật Bản chia sẻ: “Hiện vẫn còn một số vấn đề về bình đẳng giới và quyền tôn trọng phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số chưa được thực hiện tốt tại một số CVĐC, do đó, tôi rất ủng hộ nội dung này tại Tuyên bố Cao Bằng và các quốc gia thành viên cần thực hiện tốt quy định này”.

“Chúng ta đã thấy thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3 dưới tác động của biến đổi khí hậu gây ra cho Cao Bằng, Việt Nam và nhiều nước châu Á. CVĐC Je Ju sẽ hưởng ứng thực hiện Điều 3 trong Tuyên bố Cao Bằng về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo tồn địa chất, bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững, ngăn chặn biến đổi khí hậu”, bà AeJinLee, Ban Quản lý CVĐC quốc đảo Je Ju, Hàn Quốc bày tỏ.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất cần thúc đẩy hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức dành cho thế hệ trẻ để các em sớm chủ nhân hành tinh và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trái đất. Tại Cao Bằng, ông Vi Trần Thùy, Giám đốc Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng cho biết: Ban Quản lý đã phối hợp với Sở GD&ĐT Cao Bằng tổ chức nhiều hoạt động phong phú về giáo dục CVĐC cho học sinh như: mở lớp tuyên truyền, tổ chức hoạt động ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu CVĐC, tổ chức hoạt động trải nghiệm các tuyến CVĐC, xây dựng mô hình Câu lạc bộ “Cùng em khám phá CVĐC”…

Tham gia Diễn đàn “Giáo dục kiến thức CVĐC cho học sinh” tại Hội nghị APGN- 8, em Nguyễn Phương Mai, Học sinh lớp 12D, Trường THPT Chuyên Cao Bằng chia sẻ: Chúng em may mắn được tiếp cận sớm với khoa học CVĐC và luôn hãnh diện, tự hào về những cảnh quan địa chất có giá trị độc đáo của Cao Bằng như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần núi, đèo Mã Phục… Em sẽ tích cực vận động bạn bè tham gia hoạt động vệ sinh môi trường để hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và các hoạt động tuyên truyền về bảo tồn CVĐC. Bên cạnh đó, học hát Then-đàn tính cũng là cách để giữ gìn bản sắc dân tộc. Em sẽ chọn chuyên ngành về môi trường để thi đại học và mong rằng sau này sẽ có cơ hội tham gia bảo vệ các giá di sản CVĐC Non nước Cao Bằng.

Trường Hà – Minh Hòa

Nguồn: