Bảo tồn thiên nhiênPhóng sự ảnh Khả năng đặc biệt của những loài động vật sống về đêm 29/01/2024 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Tập tính sống về đêm của một số loài động vật khiến chúng có những khả năng đặc biệt, nhưng cũng rất khó để thấy chúng trong tự nhiên. Sóc bay Úc (sóc bay Sugar Glider) là động vật ăn đêm, loài vật này có khả năng di chuyển độc đáo, chúng chủ yếu ăn các loại trái cây có đường và rau quả Slow Loris hay còn gọi là Cu Li chậm lùn là một loài linh trưởng sống về đêm. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non … Bướm đêm Luna được biết đến với đôi cánh lớn mang màu xanh lá cây với các dải màu vàng. Ếch mắt đỏ ( Agalychnis callidryas) có khả năng leo cây và giữ thăng bằng trên cây nhờ cơ thể nhỏ nhẹ Gấu trúc đỏ (Ailurus fulgens) là một loài động vật có vú có nguồn gốc từ đông Himalaya. Nó được liệt kê là loài động vật đang dần tuyệt chủng trong Sách Đỏ của IUCN Sói xám là loài lớn nhất trong các loài sói, thường hoạt động vào ban đêm. Chúng là những động vật săn mồi siêu hạng Chồn Raccoon còn có khả năng di chuyển rất đặc biệt, thính giác và thị giác tuyệt vời. Chúng có thể di chuyển khoảng 30km một đêm để tìm kiếm thức ăn. Raccoon ăn côn trùng, trứng, cá và đôi khi chúng cũng ăn cả hạt và trái cây Chim Cú là một trong những loài chim hoạt động ban đêm rất phổ biến Rắn độc Eyelash có màu đỏ, vàng, nâu, xanh lá cây… thậm chí là màu hồng và có một số đốm đen hoặc nâu dọc theo cơ thể Trên thế giới có khoảng 1.000 loài dơi khác nhau. Dơi Ấn Độ phát siêu âm với tần số 50.000 – 70.000 Hz, có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật và năng lực định vị kết hợp với khả năng quan sát tốt từ đôi mắt trong khi bay lượn trong bóng tối Trên thế giới có khoảng 1.000 loài dơi khác nhau. Dơi Ấn Độ phát siêu âm với tần số 50.000 – 70.000 Hz, có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật và năng lực định vị kết hợp với khả năng quan sát tốt từ đôi mắt trong khi bay lượn trong bóng tối Chồn hương chân đen sống ở sa mạc, có thể sống mà không cần uống nước, thay vào đó, chúng lấy nước từ lá, củ, quả và cả những con mồi của mình Khỉ lùn Tarsiidae phát triển đôi mắt lớn hơn cho phép chúng quan sát tốt trong đêm. Chúng xoay đầu tương tự như loài cú và có thể xoay được đầu được một vòng 360 độ Tê Tê dành cả cuộc đời của mình trong những cái hang dưới lòng đất. Chúng tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn, tương tự như chất phun của chồn hôi. Nguồn: Thanh Nga/An ninh Thủ đô Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị Nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm về động vật hoang dã