Từ năm 2022 đến nay cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) làm 182 người chết và mất tích. Đáng chú ý, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai công bố, trong năm 2022, các vùng miền của cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần);
Theo thống kê mới nhất của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ năm 2022 đến nay cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) làm 182 người chết và mất tích. Đáng chú ý, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.
Trong đó, từ đầu năm 2023 đến nay, nước ta đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận dông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển, trong đó ngay cuối tháng 3/2023 đã xảy ra nắng nóng vượt lịch sử cùng thời kỳ tại Hoà Bình.
Cũng từ năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 7 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; 258 trận dông, lốc, mưa lớn; 286 trận động đất; 310 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất, 191 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, 2 đợt rét đậm, rét hại, 14 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển và 2 đợt nắng nóng, hạn hán…
Tại miền Bắc, mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, ngập lụt đô thị, khu công nghiệp trong các tháng 4,5,6, nhất là tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên… Các hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành xả khi chưa vào thời kỳ mùa lũ và duy trì trong một thời gian khá dài. Đây là một năm hiếm thấy kể từ khi hệ thống liên hồ chứa sông Hồng đi vào khai thác, vận hành.
Tại miền Trung, mưa lớn trái mùa xảy ra vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2022 đã gây ngập lụt diện rộng các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên; liên tiếp 3 cơn bão đổ bộ và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Ngoài ra, triều cường, kết hợp gió mạnh trên biển gây sóng lớn từ 1,5 – 2 m tại khu vực biển Tây gây tràn và sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; 247 trận động đất xảy ra liên tiếp trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, năm 2023, số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta có khả năng ở mức trung bình nhiều năm (11 – 13 cơn trên biển Đông và 5 – 7 cơn ảnh hưởng đến đất liền); bão hoạt động nhiều hơn từ tháng 8 – 10/2023 và giảm dần từ tháng 11/2023.
Đỉnh lũ các sông ở Bắc Bộ ở mức báo động 1 – 2, riêng các sông suối nhỏ từ báo động 2- 3, tập trung trong các tháng 7 – 9; đỉnh lũ các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, Bình Thuận ở mức báo động 1 – 2, có sông trên BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và Tây Nguyên ở mức báo động 2 – 3, có sông trên báo động 3 (ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm và năm 2022). Nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc và miền Trung.
Những năm gần đây, nước biển dâng và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, đây là những dự án quan trọng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, quy hoạch và định hướng phát triển chung của nhiều địa phương. Thông qua các hoạt động tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, áp dụng thực hành các giải pháp thuận tự nhiên, có thể nâng cao giá trị thương phẩm gắn với bảo vệ và phát triển rừng, ổn định sinh kế cho người dân, các chuyên gia cho hay.
Do đó, trước những tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, Việt Nam cần chủ động ứng phó và thích ứng; cần nâng cao năng lực của nền kinh tế thông qua việc đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới trăng trưởng xanh, lựa chọn các ngành kinh tế phù hợp để tập trung phát triển. Đồng thời,cần sử dụng mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai và nâng cao năng lực cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.