Sự ra tăng về số lượng động vật có vú nhiễm cúm gia cầm thời gian gần đây ở Canada đã khiến nhiều chuyên gia về sức khỏe cộng đồng và động vật hoang dã tỏ ra cảnh giác hơn sau khi xuất hiện một nghiên cứu khoa học cho rằng “có thể xảy ra đại dịch” nếu virus tấn công đàn gia cầm và đột biến để có thể lây lan giữa người với người.
Theo hãng thông tấn Canada ngày 17/4, cúm gia cầm rất hiếm xảy ra đối với con người, mặc dù có chưa đầy một chục ca được xác nhận là H5N1 trên toàn cầu kể từ năm 2020 và không có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cơ quan y tế công cộng cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình diễn biến của virus cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ cao này.
Tiến sĩ Samira Mubareka, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu Sunnybrook và Đại học Toronto cho rằng đã có đủ các dấu hiệu cảnh báo mà con người cần phải chuẩn bị. Mặc dù các ca bệnh ở động vật có vú có thể xảy ra trong lúc dịch cúm gia cầm đang bùng, nhưng nó vẫn gây sự chú ý bởi phạm vi số loài nhiễm bệnh. Nếu virus lây lan sang các loài mới, nó luôn có thể biến đổi và thích nghi. Đây thực sự là một mức độ chưa từng có đối với loại virus H5N1.
H5N1 được xác định lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng một biến thể mới đã xuất hiện vào năm 2020 và được phát hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ cuối năm 2021. Kể từ đó, nó đã tàn sát nhiều đàn chim thuần hóa và hoang dã khiến hàng triệu gia cầm ở khắp Canada bị tiêu diệt để loại bỏ nguy cơ lây lan.
Các cơ quan y tế công cộng ở Canada và Mỹ cho rằng rủi ro đối với sức khỏe con người vẫn còn thấp, với các trường hợp gần như không tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm bệnh hoặc môi trường nhiễm bệnh và cũng không có rủi ro nào liên quan đến việc ăn các sản phẩm gia cầm đã nấu chín kỹ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang theo dõi loại virus này rất chặt chẽ. Một bài báo nghiên cứu xuất bản trong tháng 4/2023 cho thấy các nhà khoa học của Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada đã phát hiện ra việc virus có những đột biến quan trọng trong nhiều trường hợp ở 40 loài động vật có vũ nhiễm bệnh. Nhưng họ cho rằng nguy cơ lây lan sang người vẫn còn rất hạn chế. Bài báo kết luận rằng sự lây lan của những loại virus H5N1 từ chim hoang dã sang động vật có vú có thể gây ra đại dịch nếu nó biến đổi thành dạng có thể lây lan giữa các loài động vật có vú.
Các đột biến quan trọng mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra có liên quan đến một phần của virus giúp nó có thể tạo ra các bản sao của chính nó, bổ sung vào những phát hiện tương tự từng được đưa ra trước đây. Trong số 17% trường hợp nhiễm bệnh này, các nhà khoa học đã tìm thấy sự thay đổi giúp virus có thể nhân sang ở người. Nhưng loại này lại không phát triển mạnh trong mũi, miệng hay cổ họng con người, những nơi là cơ sở để tạo ra sự lây lan giữa người với người.
Theo Cơ quan y tế công cộng Canada, họ sẽ tiếp tục theo dõi sát và từ những bài học sau đại dịch COVID-19, cơ quan này đang xây dựng kế hoạch riêng đối với với H5N1 trong các cơ quan Chính phủ.