EU bắt tay thực hiện lệnh cấm đối với tất cả các hàng hoá có nguồn gốc hoặc liên quan đến hành động phá rừng nhập khẩu vào thị trường châu Âu.
Đạo luật cấm nhập khẩu các loại hàng hoá có liên quan đến nạn phá rừng của EU đã lan tỏa sức ảnh hưởng đột phá đến toàn cầu. Các nhà lập hiến Mỹ cho biết hiện tại cường quốc này đang tiến hành đẩy nhanh việc thông qua đạo luật tương tự.
Mỗi giây trôi qua, ở đâu đó trên thế giới sẽ có một khu rừng có diện tích bằng một sân bóng đá bị phá huỷ để phục vụ cho việc mở rộng nông nghiệp. Bắt đầu từ năm 2024, EU áp dụng yêu cầu các công ty kinh doanh ở những khu vực có rừng bị tàn phá phải có chứng nhận rằng hàng hoá của họ không gây thiệt hại đến khu rừng.
EU cho biết các mặt hàng bị cấm nhập khẩu sẽ bao gồm: thịt bò, đậu nành, dầu cọ, cà phê, ca cao, cao su, than và giấy. Các hàng hoá nhập khẩu cần có nguồn gốc rõ ràng, tốt hơn hết là có thể xác định được nguồn gốc từ nơi xuất xứ.
Từ năm 2025, EU sẽ xem xét mở rộng phạm vi áp dụng đạo luật này đối với những vùng “nhiều cây cối” khác như Cerrado (Brazil). 65% nạn phá rừng ở khu vực này là để sản xuất đậu nành và xuất khẩu sang các quốc gia thuộc EU cùng với những sản phẩm khác như ngô và dầu diesel sinh học.
Theo Global Witness, nếu các tổ chức tài chính quốc tế của châu Âu cũng xem xét áp dụng lệnh cấm này thì có đến 20 công ty bị cáo buộc về vấn nạn phá rừng (tính từ 2016 – 2020).
Ông Glenn Hurowitz, Giám đốc Điều hành của Mighty Earth cho biết: “Chúng tôi tin rằng nếu các quốc gia dẫn đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ hay Nhật Bản,… có thể thực hiện các biện pháp chống nạn phá rừng như EU thì trong vòng vài năm trở lại, thế giới có thể loại bỏ khoảng 75% nguy cơ suy thoái rừng”.
Việc chặt phá rừng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới đều là một thảm họa đối với tự nhiên và khí hậu. Đạo luật mới của EU là một bước đột phá lớn đối với các khu rừng vì nó không cho phép thực hiện bất kỳ hình thức phá rừng nào để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào thị trường các quốc gia thuộc EU.
Bên cạnh EU, Mỹ cũng đang tiến hành đẩy nhanh quá trình thông qua của Luật Lâm nghiệp, mục tiêu của đạo luật này tương tự với mục tiêu của EU. Tuy nhiên, một số người lo lắng rằng đạo luật này có thể bị bác bỏ nếu Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.
Vào hôm thứ 3, các chuyên gia bảo trợ dự luật tại Thượng viện cho biết: “EU đang đóng cửa biên giới và nghiêm cấm tất cả các sản phẩm có liên quan đến nạn phá rừng và chúng ta cần phải có những hành động tương tự. Bởi nếu không, Mỹ rất có thể trở thành “bãi rác” cho những hàng hoá bị cấm không thể vào châu Âu”.