Sốc với những hũ rượu tàn nhẫn “ngâm cả con” dịp Tết Nguyên đán

Các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã cảnh báo chỉ vì mục đích tẩm bổ cơ thể, tăng cường sinh lực của một bộ phận, mà nhiều loại động vật ở tận rừng sâu đã bị tàn sát không thương tiếc để ngâm rượu. Trong khi đó, việc sử dụng rượu ngâm động vật để bồi bổ là không hề có căn cứ khoa học, thậm chí, người dùng đối mặt nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Rượu ngâm động vật, ngâm nguyên cả con vật có bổ không?

Các bộ phận khác của hổ cũng được ngâm vào các hũ rượu để trở thành “thần dược” cho các quý ông, mặc dù không hề có căn cứ khoa học nào. Ảnh: Lam Anh
Chỉ với mục đích tẩm bổ cơ thể, tăng cường sinh lực của một bộ phận người lắm tiền, nhiều loài động vật như gấu, khỉ, mèo rừng… ở tận rừng sâu đã bị tàn sát không thương tiếc. Ảnh: Lam Anh
Rất nhiều loài thú rừng đã bị giết hại, vì những thú ăn uống, bồi bổ quái đản của một bộ phận người dân. Ảnh: Lam Anh
Theo các bác sĩ, hiệu quả trong việc tăng cường sinh lý, bản lĩnh đàn ông của các loại rượu ngâm có nguồn gốc động vật vẫn chưa được kiểm chứng và chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh. Ảnh: Lam Anh
Phổ biến hơn, nhiều người thường có thói quen dùng rượu ngâm có nguồn gốc từ động vật với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể như: tắc kè, rắn, cá ngựa, bìm bịp, hải mã, hải sâm… Ảnh: Lam Anh
Với các loại rượu ngâm động vật, nồng độ cồn sẽ bị giảm dần theo thời gian nên chất đạm tiết ra từ động vật có thể bị ôi, hư và nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn… từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc. Ảnh: Lam Anh

 

Hổ con- bào thai hổ được ngâm cả con. Các bác sĩ khuyến cáo việc sử dụng rượu đã đem lại nhiều nguy cơ. Rượu thuốc nếu uống tùy tiện sẽ gây ra ngộ độc, dẫn đến viêm gan, vàng da, suy thận, tăng huyết áp hoặc nhiễm khuẩn đường ruột… Ảnh: Lam Anh
Mèo rừng được ngâm cả con. Người ta mê muội nghĩ rằng uống thứ rượu ngâm cả con này thì cơ thể sẽ được bồi bổ. Ảnh: Lam Anh
Một “bàn chân lông lá” của con gấu được vớt ra từ hũ rượu tại Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu. Ảnh: Lam Anh