Áp lực giải quyết vấn đề ngày càng gia tăng khi thiên tai chồng chất, bao gồm lũ lụt năm nay ở Pakistan gây thiệt hại kinh tế hơn 30 tỉ USD.
Trong một báo cáo công bố vào ngày khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở Ai Cập, 8 năm qua đang là thời kỳ ấm nhất được ghi nhận.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết tham vọng hạn chế sự nóng lên toàn cầu chỉ cao hơn 1,5 độ C so với mức trung bình của Xã hội tiền công nghiệp (trước khi có các máy móc để làm việc) hiện “gần như nằm ngoài tầm tay”, khi khí nhà kính tiếp tục thải ra bầu khí quyển. Theo nhiều ước tính, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2022 hiện cao hơn khoảng 1,15 độ C so với mức của năm 1850-1900.
Những số liệu này đang “phủ bóng đen” ảm đạm lên cam kết giữ nhiệt độ ở mức 1,5 độ C của Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc năm ngoái (COP26).
WMO cho biết các dấu hiệu và tác động của biến đổi khí hậu đang trở nên nghiêm trọng hơn, với sự ấm lên làm tăng tốc độ tan chảy của sông băng, đe dọa an ninh nguồn nước và làm tăng mực nước biển. Cơ quan này cho biết chỉ trong 2,5 năm đã chiếm đến 10% tổng mức tăng của mực nước biển kể từ khi các phép đo vệ tinh bắt đầu vào gần ba thập kỷ trước.
Tổng thư ký WMO, ông Petteri Taalas cho biết trong khi mực nước biển dâng hiện được đo bằng “milimet mỗi năm”, thì con số này sẽ tăng thêm “1/2 đến 1 mét” mỗi thế kỷ.
Ông Taalas nói: “Sự ấm lên càng lớn thì tác động càng tồi tệ. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tàn phá trái đất trong năm nay, từ lũ lụt ở Pakistan đến hạn hán ở châu Phi và các đợt nắng nóng trên khắp châu Âu và Trung Quốc.”
Thật vậy, những cuộc tranh luận quyết liệt tại COP27 là về việc liệu các nước công nghiệp giàu có, ngoài việc cắt giảm khí thải, có nên đền bù cho các quốc gia nghèo hơn về những thiệt hại to tát mà họ đã gây ra hay không. Các đại biểu lần đầu tiên đã đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự kể từ khi các cuộc đàm phán về khí hậu bắt đầu.
Trong hơn một thập kỷ, các quốc gia phát triển đã từ chối các cuộc thảo luận chính thức về những mất mát, thiệt hại và chi phí giúp các nước kém phát triển đối phó với hậu quả của sự nóng lên toàn cầu mà họ ít phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, áp lực giải quyết vấn đề ngày càng gia tăng khi thiên tai ngày càng chồng chất, bao gồm lũ lụt năm nay ở Pakistan gây thiệt hại kinh tế hơn 30 tỉ USD và khiến hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.
“Việc đưa chương trình nghị sự này vào hội nghị phản ánh tinh thần đoàn kết đối với các nạn nhân của thảm họa khí hậu”, Chủ tịch COP27 Sameh Shoukry phát biểu tại phiên họp khai mạc.
Bất chấp ngày càng có nhiều động lực để giải quyết tổn thất và thiệt hại do sự gia tăng của các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra, COP27 phải đối mặt với khó khăn trong việc huy động tiền mặt – với ngân sách của các chính phủ phương Tây cạn kiệt do chi tiêu khổng lồ để bảo vệ công dân khỏi suy thoái kinh tế.
Cho đến nay, chỉ có hai quốc gia nhỏ cung cấp tài trợ cho những tổn thất và thiệt hại. Đan Mạch cam kết 100 triệu Krone Đan Mạch (13 triệu USD), và Scotland cam kết 2 triệu bảng Anh (2,28 triệu USD).
Để so sánh, một số nghiên cứu cho thấy thiệt hại liên quan đến khí hậu có thể lên tới 580 tỉ USD mỗi năm, tính đến năm 2030.