Thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách, để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống trên Trái đất, sự gia tăng nhiệt độ không vượt quá 1.5oC.

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách nhất trong thời đại chúng ta, và để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống trên Trái đất, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không vượt quá 1.5oC so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Và để giúp đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bằng việc cam kết cũng như có hành động cụ thể phù hợp với Thỏa thuận Paris.

Tầm quan trọng của việc đạt được Net Zero

Khi lượng phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 đồng nghĩa với việc chấm dứt hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Khoa học chỉ rõ rằng để ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu và bảo vệ một hành tinh có thể sống được là hạn chế sự gia tăng nhiệt độ Trái đất không vượt quá 1.5oC so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã ấm hơn khoảng 1.1oC so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải tiếp tục tăng lên. Để đạt được mục tiêu không vượt quá 1.5oC như Thoả thuận Paris đề ra, lượng khí thải cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức 0 ròng vào năm 2050.

Net Zero là gì?Net Zero là việc cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính về mức bằng 0. Trạng thái này có thể đạt được bằng cách giảm thiểu lượng khí thải carbon của một tổ chức và bù đắp lượng khí thải còn lại. Cụ thể, chúng ta có thể thay thế các nguồn năng lượng từ than đá, khí đốt và dầu gây ô nhiễm bằng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như gió hoặc năng lượng mặt trời.

 

Vì vậy, việc áp dụng rộng rãi mục tiêu Net Zero trên toàn cầu là một yếu tố quan trọng trong hành động vì khí hậu. Hơn 70 quốc gia đại diện cho 76% tổng lượng khí thải toàn cầu, bao gồm các nước có mức độ ô nhiễm lớn nhất như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, đã đặt mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là đến năm 2050, một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: “Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước đang phát triển kể cả tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó, thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.

Doanh nghiệp triển khai các hoạt động “xanh” – theo đuổi mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 cùng với toàn cầu, đã có hơn 1.200 công ty đưa ra mục tiêu dựa trên nền tảng khoa học phù hợp với cam kết thực hiện hành động nghiêm ngặt tới năm 2030.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều tập đoàn lớn đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không có carbon và cam kết thu được năng lượng 100% có nguồn gốc tái tạo.

Điển hình, Tập đoàn JT cam kết đẩy mạnh giảm phát thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị và đạt mức không phát thải khí nhà kính vào năm 2050. Cùng với cam kết của Tập đoàn, JTI Vietnam đã triển khai chương trình Net Zero Carbon Emissions (tạm dịch: Không phát thải CO2) từ năm 2020, cùng hợp tác với Water Solutions Đông Nam Á để thực hiện. Chương trình bao gồm chuỗi các dự án bù đắp và cắt giảm tối đa toàn bộ lượng carbon thải ra từ các hoạt động nhà máy sản xuất đến văn phòng.

JTI Việt Nam triển khai các hoạt động trong khuôn khổ chương trình Net Zero Carbon Emissions hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Cho đến nay JTI Vietnam đã bù đắp thành công hơn 200 tấn CO2 hàng năm – tương đương với lượng phát thải CO2 từ hoạt động sản xuất thuốc lá của JTI tại Nhà máy Thanh Hoá; thông qua việc trồng tre, thu hoạch tre già, tre hư và chôn tre để cô lập lượng carbon phát ra. Ngoài ra, JTI Việt Nam đã trồng 5.400 cây xanh tại vườn Quốc gia Xuân Sơn để bù lắp lượng khí thải văn phòng và đạt được chứng nhận “Văn phòng Xanh” của Viện Công nghệ châu Á.

JTI Vietnam tiếp tục cam kết bền vững, thực hiện các hoạt động giúp bù đắp lượng carbon phát ra mỗi năm và cùng với nhân viên kết hợp những hoạt động này với các sáng kiến bảo vệ môi trường, từ đó góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường sống và giúp giải quyết biến đổi khí hậu.

Thông qua hoạt động chôn lấp tre, JTI Việt Nam đã bù đắp 202 tấn carbon phát thải

Ông Nguyễn Công Minh Bảo – Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông JTI Vietnam phát biểu: “JTI cam kết phát triển bền vững trong suốt quá trình hoạt động vì lợi ích của môi trường, xã hội và sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhân viên JTI Việt Nam tại nhà máy Thanh Hóa thu hoạch tre già, tre hư

Thông qua dự án Net Zero Carbon Emissions, JTI đã thu được 100% lượng khí thải đến từ hoạt động sản xuất và vận hành văn phòng và đã trở thành một trong những công ty tiên phong không phát thải CO2 tại Việt Nam.”

Ông Nguyễn Công Minh Bảo – Giám đốc Đối Ngoại và Truyền thông JTI Việt Nam (bên trái) phát động hoạt động chôn lấp tre bù đắp carbon tại Thanh Hóa