Phần lớn doanh nghiệp đã nhận thức rằng doanh nghiệp mình có tạo ra phát thải khí nhà kính.
Phần lớn doanh nghiệp đã nhận thức rằng doanh nghiệp mình có tạo ra phát thải khí nhà kính.
Giảm phát thải khí nhà kính: Không thể thiếu vai trò của doanh nghiệpBộ Công Thương: Hỗ trợ doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính
Báo cáo khảo sát nhận thức doanh nghiệp về quy định liên quan đến chủ đề giảm phát thải và thị trường các bon do Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress vừa công bố cho thấy, 77% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận thức được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tạo phát thải khí nhà kính. Phần lớn doanh nghiệp đã nhận thức rằng doanh nghiệp mình có tạo ra phát thải khí nhà kính. Đây là điểm tích cực.
Tuy nhiên, vẫn có 23% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình không tạo ra phát thải. Trong số này có cả các doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp, nông nghiệp.
Đây là con số đáng lưu tâm vì theo Hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, thuộc Liên Hợp Quốc) các hoạt động sản xuất kinh doanh có phát thải khí nhà kính lớn là các hoạt động liên quan đến sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
41% doanh nghiệp tham gia khảo sát không biết đến một trong những chính sách được hỏi liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính.
Mức độ nhận thức của doanh nghiệp liên quan đến cam kết của Chính phủ tại COP26 và các chính sách được ban hành sau COP26 liên quan đến giảm phát thải như sau: dưới 20% doanh nghiệp nắm rõ các chính sách cụ thể.
Để doanh nghiệp tiếp cận nắm bắt các nội dung liên quan đến giảm phát thải, nguồn “tự tìm hiểu” chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là nguồn “từ phía cơ quan Nhà nước”.
Về mức độ nhận thức của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến thị trường các bon tại Việt Nam, qua khảo sát chỉ có 12% doanh nghiệp nắm rõ về các quy định, mặc dù quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới đã được ban hành từ năm 2012.
Mức độ nhận thức của doanh nghiệp về cơ chế điều chỉnh biên giới các bon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) như sau: 11% doanh nghiệp nắm rõ nội dung; 53% doanh nghiệp không biết về nội dung; 44% doanh nghiệp biết về cơ chế CBAM là doanh nghiệp có tham gia chuỗi sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhận thức của doanh nghiệp về giải pháp giảm phát thải như sau: 86% doanh nghiệp tham gia khảo sát có nhận thức về giải pháp phù hợp với doanh nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính; 14% doanh nghiệp tham gia khảo sát chưa có nhận thức về giải pháp phù hợp với doanh nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính; Tiết kiệm năng lượng là giải pháp được doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất để giảm phát thải khí nhà kính; 65% doanh nghiệp tham gia khảo sát có nhận diện về các khó khăn cụ thể khi thực hiện giảm phát thải.
3 khó khăn lớn nhất để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà doanh nghiệp nhận diện gồm: Tiếp cận thông tin cần thiết; Xây dựng lộ trình giảm phát thải; Tự cân đối tài chính để đầu tư giảm phát thải.
6 đề xuất của doanh nghiệp đối với Chính phủ, Bộ ngành để hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện về giảm phát thải và thị trường các bon gồm: Cung cấp thông tin liên quan đến cơ chế trong và ngoài nước về giảm phát thải tập trung trên một website chính thức của Chính phủ Tăng cường truyền thông về cơ chế, chính sách liên quan đến giảm phát thải trong và ngoài nước Tập huấn về các giải pháp kỹ thuật giảm phát thải cho đặc thù từng ngành/lĩnh vực sản xuất kinh doanh Phổ biến các quy định giảm phát thải của Việt Nam thông qua hội thảo Xây dựng và giới thiệu các điển hình tốt trong việc giảm phát thải Cập nhật quy định giảm phát thải của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam qua các sự kiện, hội thảo.
Về Cơ chế điều chỉnh biên giới các bon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) như sau:Doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào EU có chất xả thải khí nhà kính/CO2 trong quá trình sản xuất tại nước mình thì đều phải nộp phí xả thải tương đương như các doanh nghiệp EU ở EU.
Cụ thể, nhà nhập khẩu sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn Carbon Dioxide tương đương (CO2tđ) có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU. Giá của chứng chỉ CBAM sẽ dựa trên giá trung bình hàng tuần của giá đấu giá 1 tấn CO2tđ trong hệ thống EU ETS và sẽ được Ủy ban châu Âu công bố rộng rãi và áp dụng thống nhất trong toàn EU. Về phạm vi, Quy định này hướng đến lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp từ quá trình sản xuất, mặc dù phạm vi có thể được mở rộng sang điện tiêu thụ và các loại khí thải thượng nguồn khác trong tương lai. Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU trong các lĩnh vực công nghiệp có cường độ cácbon cao sẽ phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế CBAM. Lộ trình thực hiện như sau: từ 1/1/2023-1/1/2026 là thời kỳ quá độ (dữ liệu, trao đổi thông tin, thí điểm kê khai, thông báo…); từ 1/1/2026 áp dụng chính thức và đầy đủ. Trước mắt với các mặt hàng bao gồm: sắt thép, nhôm, xi măng, phân bón và điện. (Giai đoạn sau đó, EU có thể xem xét mở rộng áp dụng cơ chế CBAM với các mặt hàng khác có phát thải cao). |