Sử dụng cá mập hổ để ước lượng kích thước hệ sinh thái cỏ biển

Cỏ biển tích trữ carbon trong hệ thống rễ dày đặc (thân rễ) của chúng. Hệ thống rễ không ngừng phát triển này thực chất là những thân cây mọc thẳng đứng dưới lòng đất mọc ra những cành non và rễ bên ngoài. Carbon được tích trữ mãi mãi trong hệ thống rễ này, sự dày đặc vào cấu trúc của chúng cũng mang lại lợi ích quan trọng đối với người dân sống gần bờ biển nhờ vào khả năng lưu giữ và làm ổn định trầm tích, cũng như trở thành một hàng phòng thủ chống lại năng lượng bão và sóng. Hình ảnh bởi Cristina Mittermeier và SeaLegacy, 2020.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng sự di chuyển của cá mập hổ để ước lượng kích thước của một hệ sinh thái cỏ biển. Trong bài báo cáo đăng trên tạp chí Nature Communications, họ miêu tả phương thức họ đã sử dụng để đo lường phần đáy biển được bao phủ bởi cỏ biển tại Bahama Banks ở quốc đảo Bahamas.

Vì sự biến đổi khí hậu đang tiếp diễn, các nhà khoa học trên toàn thế giới tiếp tục nghiên cứu các vùng có khả năng bị ảnh hưởng và cách để làm chậm lại quá trình này. Trong phát hiện mới này, họ nhận thấy rằng lên đến 17% khí carbon bị tịch thu tạm thời bởi trầm tích trong đại dương bị giữ ở trong cỏ biển, điều đó cho thấy cỏ biển có khả năng sẽ giữ một vai trò lớn trong việc làm chậm lại biến đổi khí hậu.

Tiếc thay, không ai thực sự biết bao nhiêu phần đáy biển được bao phủ bởi cỏ biển trên toàn thế giới. Trong phát hiện mới này, những nhà nghiên cứu mong rằng kiến thức cơ sở này được tăng lên bằng sự đo lường kích thước của hệ thống cỏ biển ở Bahama Banks – một địa điểm có mật độ bao phủ bởi cỏ biển rất lớn.

Chú thích hình 2: Những dãi cỏ biển không chỉ là những bồn chứa carbon đại dương, và là nơi nuôi dưỡng sự sống phong phú trong đại dương – ví dụ như các loài thuộc bộ cá nhám như cá mập và cá đuối, và ốc xà cừ – sinh vật mang tính kinh tế và văn hóa quan trọng. Hình ảnh bởi Cristina Mittermeier and SeaLegacy, 2020.

Để đo lường phần đáy biển ở Bahama Banks được bao phủ bởi cỏ biển, các nhà nghiên cứu đã nghĩ đến cá mập hổ, loài được biết đến trong việc rất thích sống ở những vùng được bao phủ bởi cỏ biển vì chúng giúp việc quan sát và săn mồi dễ dàng hơn.

Các nhà nghiên cứu đã giữ lại 15 con cá mập và gắn thiết bị định vị lên chúng rồi thả chúng đi. Theo dõi sự di chuyển của chúng qua một khoảng thời gian giúp họ có khả năng tạo ra một bản đồ ảo về vùng cỏ biển mà chúng sống. Các nhà nghiên cứu cũng đã thực hành 2500 cuộc khảo sát bằng việc lặn xuống xem các vùng cỏ biển.

Chú thích video 1: Bằng chứng video về nơi sinh sống của cá mập hổ cũng là vùng cỏ biển. Ví dụ một phân cảnh được lấy từ một con cá mập bơi tự do được gắn camera trên đầu tại Little Bahama bank, với bằng chứng rõ ràng về việc cỏ mềm giúp trấn tĩnh phần đáy biển. Bởi Austin Gallagher và những người khác, Nature Communications.

Sử dụng dữ liệu trong cả hai phát hiện, các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ khá chính xác về vùng cỏ biển ở Bahama Bank và đã ước lượng khích thước của chúng – xấp xỉ từ 66,000 đến 92,000 km2. Với kết quả này, họ cho rằng đây là vùng cỏ biển rộng lớn nhất từng được biết đến. Họ cũng chú trọng rằng kết quả này đã mở rộng thêm phần cỏ mềm được biết đến trên toàn cầu trước đó đến khoảng 41%. Và điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những nghiên cứu liên quan đến lượng cỏ biển bao phủ đáy biển. Tìm ra cách để bảo vệ hoặc mở rộng những vùng này có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

Nguồn: