“Chúng tôi đang cố gắng tạo ra các rạn san hô nhân tạo giống như thật để thúc đẩy sự định cư của các lớp vảy và lỗ rỗng để chống lại lực thủy triều và môi trường sống cho các loài sinh vật biển. Innovareef của chúng tôi sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các rạn san hô”, PSG.TS Nantarika Chansue cho biết.
Những rạn san hô tuyệt đẹp ở vùng biển Thái Lan đang dần bị suy thoái do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô, bên cạnh một số hoạt động không kiểm soát và không bảo vệ môi trường của con người. Hiện nay, biển Thái Lan chỉ còn lại một phần ba số rạn san hô đẹp.
Để khắc phục tình trạng này, Thái Lan sử dụng san hô nhân tạo. Tuy nhiên, chúng được làm từ nhiều nguyên liệu như lốp xe ô tô đã qua sử dụng, bể chứa, ống PVC và các khối xi măng nhưng hiệu quả thấp, thậm chí gây ô nhiễm môi trường vì chúng không hòa hợp với môi trường dưới nước. Bên cạnh đó, những rạn san hô nhân tạo này còn bị thủy triều cuốn trôi hoặc bị cát nhấn chìm hoặc bị phân hủy thành rác vi nhựa.
“Trong bảo tồn thiên nhiên, các phương pháp cũng quan trọng như kết quả,” PSG.TS Nantarika Chansue, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu động vật thủy sản xuất sắc trong ngành Thú y (VMARCE), Trưởng bộ phận Nghiên cứu Bảo tồn Động vật Thủy sinh và Động vật Cảnh quan (OAAC), Khoa Thú y, Đại học Chulalongkorn, cho biết.
Các rạn san hô nhân tạo thế hệ trước kia đã tạo ra ô nhiễm thị giác và phần lớn không hiệu quả. Vì vậy, nhóm nghiên cứu Chula, do PGS.TS Nantarika Chansue đứng đầu đã nỗ lực tạo ra Innovareef – rạn san hô nhân tạo mô phỏng rạn san hô tự nhiên với khả năng chống chịu lực thủy triều tốt để tăng cường nơi định cư cho các sinh vật phù du, tạo môi trường sống cho loài sinh vật biển, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi rạn san hô.
Innovareef – các cấu trúc san hô dựa trên xi măng giống như thật, thuận tiện cho việc định cư và tăng trưởng của ấu trùng planula, tăng tốc phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, thúc đẩy du lịch sinh thái cũng như hoạt động thông minh các trạm quan trắc môi trường biển.
So với các rạn san hô nhân tạo khác, Innovareefs có những ưu điểm sau:
1. Lớp phủ dinh dưỡng với lượng canxi và phosphat mà san hô cần cho sự phát triển. Dữ liệu cho thấy planula đã phát triển hơn khoảng 3 đến 4cm một năm.
2. Thiết kế mô phỏng sinh học giúp tạo điều kiện cho sự định cư của planula và đóng vai trò là môi trường sống của các sinh vật biển.
3. Khả năng chống lại lực thủy triều với thiết kế thủy động lực học.
4. Trạm thông minh giám sát sự nóng lên toàn cầu với trang bị đầu dò có thể theo dõi môi trường biển, ví dụ: nhiệt độ nước, lực thủy triều và tiềm năng của Hydro (pH).
5. Innovareef, được làm bằng xi măng có độ pH gần với nước biển, giúp dễ dàng vận chuyển, lắp ráp/tháo rời cùng thiết kế khối Lego nhẹ. Chi phí sản xuất cũng được tiết kiệm chỉ với 26.000 Baht Thái cho một rạn san hô.
Innovareefs có thể được phát triển thành các điểm du lịch sinh thái dành cho du khách thích các hoạt động lặn biển hoặc đi bộ dưới biển, qua đó góp phần phát triển du lịch và đóng góp cho nền kinh tế Thái Lan.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch giảm chi phí sản xuất và nâng cao thiết kế dựa trên các loài sinh vật biển phổ biến trong khu vực. Họ cũng đang hợp tác với Chula Engineering trong việc áp dụng công nghệ nano để bảo vệ Innovareef trước các tác động của sự nóng lên toàn cầu.