Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc tháng trước đã nhất trí giảm nhu cầu năng lượng hóa thạch và tăng cường tài chính giúp các nước đang phát triển bước vào quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo nhằm cắt giảm nhanh lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Trong một báo cáo ngày 27/10, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết chi phí năng lượng tăng cao do ảnh hưởng từ những yếu tố kinh tế khác nhau và căng thẳng leo thang ở Ukraine có thể sẽ là một bước ngoặt chuyển đổi sang năng lượng sạch. Báo cáo khẳng định nhu cầu toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và khí đốt tự nhiên có thể giảm mạnh trong vài thập kỷ tới.
Báo cáo đã xem xét những kịch bản dựa trên các chính sách năng lượng hiện tại và cho rằng việc sử dụng than sẽ giảm mạnh trong vài năm tới, nhu cầu khí đốt tự nhiên cũng sẽ đạt mức cao vào cuối thế kỷ này và doanh số bán xe điện sẽ tiếp tục tăng lên. Song song với đó, nhu cầu dầu mỏ sẽ giảm xuống vào giữa những năm 2030 trước khi giảm nhẹ vào giữa thế kỷ này. Tổng lượng khí phát thải hiện vẫn tăng lên mỗi năm nhưng có xu hướng chậm hơn.
Giám đốc Điều hành của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA ông Fatih Birol cho biết các chính sách và thị trường năng lượng đang thay đổi do tác động từ căng thẳng leo thang ở Ukraine không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn có thể có hệ lụy trong nhiều thập kỷ tới. Nhu cầu năng lượng đã tăng vọt sau khi hạn chế đại dịch Covid-19 được nới lỏng và sau đó là diễn biến tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng phần nào khiến giá năng lượng tăng vọt.
“Thế giới năng lượng đang thay đổi đáng kể trước mắt chúng ta. Phản ứng của chính phủ các nước trên khắp thế giới hứa hẹn sẽ khiến tình huống hiện tại trở thành thành một bước ngoặt lịch sử, theo đó là quyết tâm hướng đến hệ thống năng lượng sạch hơn, giá cả phải chăng hơn và an toàn hơn”, ông Fatih Birol nhấn mạnh.
Nhiên liệu chuyển tiếp
Báo cáo cũng nêu rõ vai trò của khí đốt tự nhiên giống như “nhiên liệu chuyển tiếp” sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hệ thống năng lượng hóa thạch và nhiên liệu tái tạo. Khí đốt tự nhiên đang được xem là sạch hơn than và dầu vì ít tạo ra carbon dioxide hơn khi đốt cháy. Giữa những triển vọng được đánh giá tích cực, báo cáo cũng nêu rõ tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tổng sản lượng năng lượng toàn cầu đang gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu hiện nay, dự kiến sẽ tăng khoảng 2,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Mức nhiệt này cũng được đánh giá là cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra trong thỏa thuận khí hậu Paris.
Bên cạnh đó, dự báo này cũng được xem là phù hợp với báo cáo công bố ngày 26/10, trong đó khẳng định việc thực hiện cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ vẫn còn xa. Các nhà khoa học khí hậu hàng đầu cho rằng để đảm bảo đúng cam kết giữ nhiệt độ ấm lên khoảng 1,5 độ C như kế hoạch thì lượng phát thải phải cắt giảm 45% vào năm 2030.
Trong khi đó, các nhà phân tích chính sách năng lượng cũng khẳng định để đảm bảo những bước đi đúng đầy hứa hẹn thì việc hướng tới năng lượng sạch cần phải nhanh hơn.
“Đầu tư vào năng lượng sạch sẽ mang lại hiệu quả tốt. Đó là lý do tại sao thế giới đang cùng nỗ lực giảm lượng phát thải CO2. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên”, ông Dave Jones, Chuyên gia năng lượng tại Tổ chức môi trường Ember có trụ sở tại London cho biết.
Báo cáo ước tính việc đầu tư vào năng lượng sạch sẽ mất hơn 2 nghìn tỷ USD đến năm 2030 nhưng vẫn cần phải phải tăng cường hơn nữa để giữ cho quá trình chuyển đổi phù hợp với các mục tiêu khí hậu.
“Cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến khủng hoảng khí hậu nhưng may mắn thay, đáp án trả lời để giải quyết cả hai vấn đề trên là: thực hiện một bước tiến lớn trong đầu tư vào năng lượng sạch”, ông Dave Jones nhấn mạnh.
“Báo cáo này cũng đưa ra giải pháp phát triển kinh tế mạnh mẽ thông qua năng lượng tái tạo. Diễn biến này không chỉ cạnh tranh hơn về chi phí và hợp lý hơn về giải pháp để thay thế nhiên liệu hóa thạch mà còn chứng minh khả năng chống chọi tốt hơn trước các cú sốc chính trị và kinh tế”, bà Maria Pastukhova, cố vấn chính sách cấp cao tại Viện nghiên cứu về biến đổi khí hậu E3G nói.
Bà Maria Pastukhova cũng nói thêm rằng các nhà lãnh đạo và nhà đàm phán tại Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc tháng trước đã nhất trí phải nhanh chóng giảm đi nhu cầu năng lượng hóa thạch và tăng cường tài chính giúp các nước đang phát triển bước vào quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo nhằm cắt giảm nhanh lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.