Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu đang làm tăng nguy cơ xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới, giữa các sinh vật như tê giác và voi, khi chúng cố gắng tiếp cận nguồn cung cấp nước đang ngày càng giảm.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo những cá thể voi sẽ phải đối mặt với nạn đói khi khu rừng nhiệt đới lớn nhất châu Phi nằm ở Congo sắp tàn lụi vì khủng hoảng khí hậu.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã cho biết, khoảng 300 sông băng đã biến mất khỏi dãy núi Rocky ở Mỹ trong thế kỷ qua do hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến băng tuyết trong khu vực tan chảy.
Biến động này đang phá vỡ các hệ sinh thái và gây lo ngại cho các cộng đồng sinh vật sống ở miền Tây nước Mỹ, vốn sống dựa vào nguồn nước lấy từ các sông và suối được cung cấp bởi các sông băng tan chảy.
Băng tan làm phát lộ ra các mỏ muối và kali tại dãy núi Rocky ở Mỹ, các nhà khoa học đang ghi nhận nhiều cuộc xung đột của những con dê núi và cừu Bighorn. Vì chúng cần muối và kali để thu được các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
Về cơ bản, dê và cừu thường tránh gây chiến dù ở gần nhau, nhưng vì nguồn chất dinh dưỡng mới phát lộ do băng bị tan chảy đã khiến xung đột giữa 2 loài động vậy xảy ra. Theo các nhà nghiên cứu, một cuộc xung đột giữa các loài như vậy có thể phản ánh “suy thoái khí hậu làm thay đổi tập tính của các loài động vật đối với các nguồn tài nguyên đáng thèm muốn”.
Những loài động vật này có thể di chuyển khéo léo lên các dốc đá, giờ đây có thể phải mạo hiểm hơn nữa để leo lên các ngọn núi cao hơn để lấy những nguồn tài nguyên này khi băng tan đi. Điều này có thể dẫn đến nhiều sự xung đột hơn.