Tài nguyên Động đất rung chuyển Tứ Xuyên khiến 65 người chết 07/09/2022 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Trận động đất ngày 5/9 tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã khiến hàng chục người thiệt mạng, cũng như gây ra thiệt hại nặng nề về vật chất. Một vụ động đất mạnh 6,8 độ đã làm rung chuyển tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc hôm 5/9. Theo giới chức Trung Quốc, ít nhất 65 người đã thiệt mạng, 12 người mất tích và 248 người bị thương do vụ việc. Theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, trận động đất xảy ra ngay đầu giờ chiều ở khu vực đồi núi thuộc huyện Lô Định, Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên. Trong ảnh, một trụ sở của lực lượng cứu hỏa Trung Quốc bị hư hại. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết đa số trường hợp tử vong được ghi nhận ở Cam Tư, trong khi một số trường hợp xảy ra ở thành phố Nhã An kế cận. Trận động đất cũng gây ra lở đất và làm hỏng đường dây điện thoại ở nhiều khu vực. Bên cạnh đó, một số dư chấn cũng xảy ra sau đó, bao gồm một dư chấn mạnh tới 4,6 độ. Giới chức Tứ Xuyên cho biết hơn 1.000 binh sĩ đã được điều tới hiện trường để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn. Người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng đã được gửi lều, chăn và giường gấp. Người dân huyện Lô Định được lực lượng cứu hộ sơ tán bằng xuồng sau vụ động đất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các quan chức địa phương làm hết sức để giảm thiếu con số thương vong. Một nhà trẻ tại huyện Thạch Miên, thành phố Nhã An được sơ tán khi vụ động đất xảy ra. Lực lượng cứu hộ phân phát đồ ăn cho người dân ở huyện Lô Định sau vụ việc. Một bệnh viện tại thành phố Nhã An sơ tán bệnh nhân đến nơi an toàn. Tỉnh Tứ Xuyên nằm ở nơi giao nhau giữa các mảng kiến tạo, do đó thường xuyên ghi nhận động đất. Hồi tháng 6, hai trận động đất đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Trận động đất diễn ra giữa lúc thành phố Thành Đô, tỉnh lỵ Tứ Xuyên, đang chịu cảnh phong tỏa. Ông Chen, một cư dân Thành Đô, cho biết người dân trong khu dân cư của ông chỉ có thể chạy ra sân vì không được rời khỏi khu nhà, theo Guardian. Nguồn: Việt Hà/ Zing News Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam TỌA ĐÀM: Nhìn lại 2021 – Những chuyển hướng chiến lược Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang Làm rõ tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon đến Việt Nam Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm?