Mục sở thị “Ngôi nhà” của những chú gấu tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình

SKĐS – Không còn cảnh bị đè ra hút mật, những chú gấu khi đưa về đây được tự do chạy nhảy, leo trèo trong môi trường bán hoang dã.

Nằm tại xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình do Tổ chức quốc tế FOUR PAWS được đầu tư xây dựng từ năm 2016. Hiện đang chăm sóc 49 cá thể gấu từng bị nuôi nhốt và là nạn nhân của hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Năm 2016, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã nước Việt tại Ninh Bình, trực thuộc FOUR PAWS Quốc tế (một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật, có trụ sở chính tại Thủ đô Viên, nước Áo) đã đầu tư xây dựng Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình với mục đích cứu hộ và nuôi dưỡng các cá thể gấu, đưa chúng trở về với môi trường tự nhiên.
Năm 2016, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã nước Việt tại Ninh Bình, trực thuộc FOUR PAWS Quốc tế (một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật, có trụ sở chính tại Thủ đô Viên, nước Áo) đã đầu tư xây dựng Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình với mục đích cứu hộ và nuôi dưỡng các cá thể gấu, đưa chúng trở về với môi trường tự nhiên.

Khi các cá thể gấu đến cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình & FOUR PAWS đều được cách ly 3 tuần để kiểm dịch và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ thú y, làm quen với chế độ ăn uống.
Được đảm bảo điều kiện sống phù hợp nhất với loài, chăm sóc để dần phục hồi lại bản năng tự nhiên.
Được kiểm tra sức khỏe và điều trị thú y ngay từ những ngày đầu tiên.
Một nhân viên chăm sóc gấu của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình & FOUR PAWS cho biết, các cá thể gấu được đưa về đây đều có hoàn cảnh hết sức đáng thương, bị hút mật nhiều năm liền dẫn đến tinh thần hoảng loạn, sức khỏe bị tổn hại nghiêm trọng.

Hàng ngày các cán bộ, nhân viên của Cơ sở đều dọn dẹp vệ sinh và cho gấu ăn. Khẩu phần của mỗi cá thể gấu gồm 4kg thức ăn/ngày chia 3 bữa với các loại rau, củ, quả, trứng luộc, mật ong… Qua quá trình chăm sóc phục hồi sức khỏe, các cá thể gấu dần thích nghi với môi trường mới, sức khỏe bình phục và tinh thần ổn định.
Khi được ở trong môi trường tự nhiên, được sự chăm sóc và cung cấp nguồn dinh dưỡng ổn định, các các thể gấu đã nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường trong môi trường bán hoang dã.
Khó khăn nhất đối với cán bộ làm công tác cứu hộ bảo tồn là phải quan sát, tìm hiểu tính cách, hành vi của từng cá thể để đưa ra phương pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả để chúng phục hồi lại được bản năng tự nhiên.
Khi đó, mỗi cá thể có thể tự do lựa chọn ra vào không gian trong nhà gấu hoặc sân chơi bán tự nhiên với địa hình gần với thiên nhiên. Các chú gấu được tự do hoạt động ngoài trời. Trong nhà, gấu có thể lựa chọn bơi lội trong hồ, leo trèo lên các bậc sàn cao, tắm nắng ngoài bãi cỏ, chơi đùa cùng nhau, tìm kiếm thức ăn, hay trốn vào những nơi khuất để thư giãn.
Quan sát các cá thể gấu đi lại, khám phá tìm hiểu kiến thức ăn trong khuôn viên bán hoang dã ít ai biết được những cá thể này đã phải trải qua quãng thời gian dài bị nuôi nhốt lấy mật.
Bà Ngô Thị Mai Hương, giám đốc Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình & FOUR PAWS cho biết, nhằm hỗ trợ các loài động vật yếu thế một cách nhanh chóng và trực tiếp, cán bộ, nhân viên của Cơ sở còn tìm đến nhiều tỉnh, thành để giải cứu các cá thể gấu bằng sự thuần thục, chuyên nghiệp.
Hiện Cơ sở thực hiện 1 quy trình khép kín từ nắm thông tin từ phía các cơ quan chức năng, hoặc người dân trình báo; sau đó cán bộ, nhân viên của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình tới tận nơi để khảo sát, thăm khám sức khỏe của mỗi cá thể gấu để có phương án thích hợp vận chuyển về Cơ sở.
Du khách khi đến với Cơ sở sẽ có dịp được chứng kiến tận mắt sự phục hồi nhanh chóng của những cá thể từng bị thương tổn bởi nạn nuôi nhốt gấu lấy mật, đời sống của các cá thể tại khu bán tự nhiên và công tác chăm sóc gấu tại Cơ sở. Với công trình cầu trên đường và triển lãm về gấu đầu tiên tại Việt Nam, du khách mọi lứa tuổi có thể nhìn toàn cảnh khu bán tự nhiên với các cá thể gấu tự do leo trèo, bơi lội và chơi đùa.
Có thể thấy, việc đưa hình ảnh các cá thể gấu của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đến gần hơn với du khách là những tác động tích cực nhất trong việc nâng cao nhận thức, qua đó góp phần chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật và bảo vệ quần thể gấu ngoài tự nhiên.