Ba con hổ Sumatra quý hiếm được tìm thấy đã chết sau khi bị mắc bẫy trên đảo Sumatra, Indonesia. Theo ước tính mới nhất của các nhà chức trách, số lượng loài hổ này ước tính đã giảm xuống còn khoảng 400 con.
Cảnh sát trưởng địa phương Hendra Sukmana cho biết, một con hổ cái và một con hổ đực được phát hiện đã chết hôm Chủ nhật (24/4) do vết thương ở chân vì sập bẫy gần một đồn điền trồng dầu cọ ở huyện Đông Aceh, tỉnh Aceh.
Xác của một con hổ cái khác được tìm thấy vài giờ sau đó, cách đó khoảng 500 mét (550 thước Anh) với một chiếc bẫy vẫn còn găm vào cổ và chân gần như bị cắt lìa của nó, ông nói.
Ông Sukmana cho biết chính quyền đã kêu gọi cộng đồng và các công ty trồng rừng không đặt bẫy trong các khu vực rừng nơi động vật hoang dã có thể băng qua.
Agus Arianto, người đứng đầu cơ quan bảo tồn ở Aceh cho biết, một số bẫy tương tự như bẫy dùng để bắt lợn rừng trong các trang trại đã được tìm thấy trong khu vực, xung quanh những con hổ đã chết.
Bẫy bắt ốc thường được nông dân trên đảo Sumatra sử dụng để bắt lợn rừng – loài được coi là gây hại phá hoại với tính chất ăn sâu và hung hãn đối với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, những kẻ săn trộm cũng đã sử dụng bẫy để giết động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng vì mục đích kinh tế.
Arianto chia sẻ: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ việc này và sẽ hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật trong một cuộc điều tra.
Đây là vụ giết hại động vật có nguy cơ tuyệt chủng mới nhất trên đảo Sumatra. Các nhà bảo tồn cho biết đại dịch coronavirus đã dẫn đến nạn săn trộm gia tăng khi dân làng chuyển sang săn bắn để bổ sung thu nhập bị giảm sút.
Vào tháng 10, một con hổ cái được phát hiện đã chết với những vết thương do sập bẫy trong khu bảo tồn động vật hoang dã Bukit Batu ở huyện Bengkalis của tỉnh Riau, chỉ hai tháng sau khi ba con hổ, bao gồm hai con hổ con được phát hiện chết trong Khu hệ sinh thái Leuser – một khu vực có rừng để bảo tồn hổ ở các tỉnh Aceh và Bắc Sumatra.
Cảnh sát Aceh cũng đã bắt giữ 4 người đàn ông vào tháng 6 năm ngoái vì bị cáo buộc bắt một con hổ bằng bẫy và bán phần còn lại của nó với giá 100 triệu rupiah (7.000 USD). Vài ngày sau, một con hổ Sumatra khác bị chết sau khi nó ăn thịt một con dê tẩm thuốc diệt chuột ở tỉnh Bắc Sumatra lân cận.
Bên cạnh đó, một con voi con đã chết vào tháng 11 năm ngoái sau khi bị mất một nửa cái vòi của mình vào một cái bẫy do những kẻ săn trộm đặt ra để săn những loài có nguy cơ tuyệt chủng./.
Theo luật Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên và Hệ sinh thái của Indonesia, những ai cố tình giết các loài động vật được bảo vệ sẽ phải đối mặt với 5 năm tù giam và phạt tiền 100 triệu rupiah (7.000 USD).
Hổ Sumatra – loài hổ cực kỳ hiếm, đang chịu áp lực ngày càng tăng do nạn săn trộm và môi trường sống trong rừng bị thu hẹp, theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế về các loài bị đe dọa. Người ta ước tính rằng có ít hơn 400 con hổ Sumatra vẫn còn trong tự nhiên. |