Đó là cảnh báo từ UNESCO, tổ chức đứng sau nỗ lực khẩn cấp để bảo vệ các kỳ quan biển tự nhiên này.
Các đại dương của chúng ta đang trở nên ấm hơn do lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu ngày càng tăng.
Số liệu mới nhất của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy, các quốc gia phải giảm mạnh lượng khí thải carbon để đạt được các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris năm 2015.
Hầu hết các rạn san hô phải đối mặt với nhiều áp lực khác, từ ô nhiễm đến đánh bắt quá mức và phá hủy môi trường sống.
Kế hoạch của UNESCO cùng với các đối tác là giảm thiểu những mối đe dọa này và tăng cường quản lý bền vững các rạn san hô biển “mỏng manh” bằng cách hỗ trợ các cộng đồng địa phương.
Nói chung, kế hoạch của cơ quan này nhằm mục đích bảo vệ 19 rạn san hô được xếp hạng Di sản Thế giới và tồn tại ở các nước đang phát triển, với sự tài trợ từ Quỹ Toàn cầu về Rạn san hô.
Kế hoạch này được xây dựng dựa trên sự thành công của Sáng kiến Rạn san hô đàn hồi của UNESCO được khởi động vào năm 2018.
Trong 4 năm qua, các nhà nghiên cứu đã làm việc trên 4 địa điểm thử nghiệm rạn san hô Di sản Thế giới ở Australia, Belize, New Caledonia và Palau.
Theo kế hoạch, áp lực địa phương có thể được giảm bớt bằng cách trao quyền cho cộng đồng địa phương và giúp họ tìm kiếm thu nhập và sinh kế của họ trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra.
“Sự nóng lên toàn cầu khiến các hoạt động bảo tồn rạn san hô địa phương không còn đủ để bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô quan trọng nhất trên thế giới. Tuy vậy, một rạn san hô khỏe mạnh, đàn hồi có thể tái sinh sau sự cố tẩy trắng và tồn tại”, bà Fanny Douvere, người đứng đầu Chương trình biển của UNESCO giải thích.