“Phòng dịch hơn chống dịch”

Kể từ khi đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu vào đầu năm 2020, các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng tìm ra vaccine và các phương pháp điều trị hiệu quả. Chỉ trong vòng một năm, các nguyên thủ quốc gia cùng Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác đã gấp rút xây dựng một hiệp ước toàn cầu về “biện pháp ứng phó và phòng ngừa dịch bệnh”. WHO cũng đã cảnh báo rằng COVID-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với loài người “không ai an toàn cho đến khi tất cả chúng ta đều được an toàn”.

Nghiên cứu mới đây trên Tạp chí Science Advances nhấn mạnh tầm quan trọng tp lớn trong việc kìm hãm dịch bệnh bùng phát trước khi chúng lan rộng ra cộng đồng. Trung bình mỗi năm, chúng ta tốn  hàng ngàn tỷ USD để duy trì xã hội và các hao hụt năng suất mà nó gây ra. Tăng cường giám sát, kìm hãm những hoạt động mang tính phá hoại mang tính rủi ro cao do con người gây ra như tàn phá các cánh rừng nhiệt đới, có thể góp phần cứu sống nhiều sinh mệnh và giảm thiểu chi phí xã hội.

Tác giả chính của nghiên cứu Aaron Bernstein, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Boston và là chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Khí hậu, Sức khỏe và Môi trường Toàn cầu, Đại học Harvard cho biết: “Chúng ta đang đánh giá thấp tác hại kinh tế của đại dịch, phòng dịch tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với chữa bệnh”.

Một bệnh nhân COVID-19 được chăm sóc trong phòng ICU tại một bệnh viện trung tâm Java, Indonesia. Các nhân viên y tế trên khắp thế giới đã kiên cường ứng phó đại dịch, các công ty dược phẩm toàn cầu cũng ngày đêm nghiên cứu điều chế vaccine, song điều đó sẽ không cần thiết nếu đã có các chiến lược dự phòng để phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh trước khi nó lây lan. (Ảnh: Mufid Majun/ Unsplash).

Trong nghiên cứu mới này, đội ngũ các bác sĩ, nhà dịch tễ học, nhà kinh tế học, nhà sinh thái học và nhà bảo tồn sinh vật học đã chỉ ra rằng cuộc chiến chống đại dịch hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào “các hành động sau lan truyền”. Đó là một cách tiếp cận phản ứng và thụ động chỉ diễn ra sau khi mầm bệnh đã lây nhiễm từ động vật hoang dã sang con người, rồi hình thành một dạng biến chủng mới COVID-19 được cho là kết quả của một nhiễm trùng lan tỏa, cũng giống như HIV, Ebola, SARS, cúm gia cầm và các bệnh khác – mỗi loại đều có chi phí xã hội vô cùng lớn. Bernstein và các đồng sự của ông đã nỗ lực cảnh báo rằng cách tiếp cập này sẽ gây rủi ro lớn cho thế giới, khi ngân sách của các quốc gia ngày càng hạn hẹp.

Các sáng kiến y tế lớn chưa đánh giá đúng vai trò chủ chốt của con người – tác nhân trung gian tiếp tay cho virus tìm vật chủ mới, bằng việc san phẳng những cánh rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới; đồng thời lợi dụng kẽ hở pháp luật để buôn bán động vật hoang dã trái phép xuyên quốc gia.

Colin Chapman, nhà bảo tồn học tại Đại học George Washington đồng thời là chuyên gia chính sách công tại Trung tâm Wilson cho biết: “Những tác động của con người đối với hệ sinh thái và môi trường là nguyên nhân gây ra các trận đại dịch này. COVID-19 không phải là điều bất ngờ. Chúng tôi biết đại dịch đang đến. Nhưng chúng tôi không có đủ khả năng để làm giảm nguy cơ xuất hiện của nó.”

Nghiên cứu này đi sâu vào đánh giá chi phí tài chính cho số ca tử vong và hao hụt năng suất lao động từ đó. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét tần suất ngày càng tăng của các trận dịch lớn trong thế kỷ qua và tính toán chi phí để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Les Kaufman – chuyên gia bảo tồn sinh vật học Đại học Boston cho rằng: “Bảo vệ rừng, động vật hoang dã và hạn chế sự tiếp xúc giữa động vật hoang dã với con người và gia súc trong các khu vực đáng quan tâm có thể cứu vô số mạng người và tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD. Hành động này đồng thời cũng giúp chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt trên toàn cầu”.

Hậu quả của đại dịch toàn cầu

Andrew Dobson, nhà sinh thái học chuyên nghiên cứu về các loại bệnh ở động vật hoang dã tại Đại học Princeton đánh giá: “Nghiên cứu mới này chứa đựng những thông điệp gây hoang mang ở hiện tại nhưng là một lời hối thúc mạnh mẽ cho tương lai. Các đợt dịch bệnh đang xảy ra thường xuyên hơn, với phạm vi và mức độ lây nhiễm cũng cao hơn”.

Có tới 75% các bệnh truyền nhiễm mới ở người bắt nguồn từ động vật. Nhà động vật học Peter Daszak, chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth Alliance cho biết, có thể có hơn 1,6 triệu loại virus không xác định đang tồn tại, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới.

Toàn cầu hóa càng thúc đẩy sự lây lan cực nhanh các biến thể bệnh dịch mới. Omicron là một biến thể điển hình của dịch Covid19, với mức độ lây nhiễm cực cao trong cộng đồng. Được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, biến chủng này chỉ mất vài tuần để bao phủ khắp các châu lục.

Số người tử vong và khó khăn kinh tế kéo theo là rất lớn. Để tính toán số người tử vong dự kiến mỗi năm do dịch bệnh do virus gây ra, các nhà kinh tế đã tính toán rủi ro nhân mạng của từng loại loại virus truyền nhiễm từ động vật sang người, và khiến từ 10 người tử vong trở lên kể từ đại dịch cúm năm 1918. Dựa trên dân số thế giới hiện tại là gần 8 tỷ người, các nhà kinh tế học ước tính rằng sẽ có khoảng 3,3 triệu người chết vì các bệnh truyền nhiễm từ động vật trên toàn cầu mỗi năm.

Tuy nhiên, đó chỉ là con số trung bình, số người chết vì một đại dịch toàn cầu lớn như cúm năm 1918 hoặc đại dịch Covid 19 cao hơn đáng kể. Số người chết chính thức do COVID-19 hiện đã lên tới hơn 5,7 triệu trong hơn hai năm, trong khi các chuyên gia cho rằng con số thực có thể gấp 4 lần. Tỷ lệ tử vong liên tục do cúm, HIV, Ebola, Zika, các loại virus khác và các bệnh truyền nhiễm từ động vật trong hai năm 2020 và 2021 cao hơn bất thường.

Bức tường tưởng niệm những nạn nhân mất vì COVID tại Bệnh viện St. Thomas, Vương Quốc Anh. Mỗi trái tim tượng trưng cho một mạng sống – điều mà không giá trị vật chất nào ó thể thay thế được. (Ảnh: Ehimetalor Akhere Unuabona/Unsplash).

Việc ước tính giá trị kinh tế với mỗi nhân mạng đang gây tranh cãi. Bernstein giải thích rằng giá trị đó sẽ khác nhau tùy theo mức độ giàu có của quốc gia người đó đang sinh sống. Chẳng hạn như, một mạng người ở Mỹ được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ định giá 10 triệu USD. Vào năm 2018, cái gọi là “giá trị một mạng sống thống kê” của một nam công nhân ở Ấn Độ là 598.116,75 USD trong khi một sinh mạng ở Cộng hòa Trung Phi là 1.931 USD.

Từ sự chênh lệch này, nhóm các nhà kinh tế học nhận định: 3,3 triệu ca tử vong do bệnh truyền nhiễm từ động vật gây thiệt hại kinh tế hàng năm từ 350 tỷ USD đến 21.000 tỷ USD. Chỉ tính chi phí cứu chữa 10% số ca tử vong đó có thể trị giá tới 2.000 tỷ USD.

Ước tính thiệt hại hàng năm do đại dịch gây ra đối với tổng thu nhập các quốc gia trên thế giới đã tăng thêm 212 tỷ USD. Con số này còn chưa tính tới thiệt hại kinh tế do thất nghiệp và đóng cửa của doanh nghiệp, chi phí y tế liên tục, điều trị các triệu chứng Covid kéo dài và bệnh từ động vật hoang dã lây nhiễm sang gia súc…. Dobson lưu ý rằng, chi phí thực tế đối với kinh tế toàn cầu từ đại dịch hiện tại sẽ không ổn định trong ít nhất một thập kỷ. Đến nay, ước tính dao động từ 15 đến 50 nghìn tỷ USD.

Phá rừng được xem là hành động nguy hiểm nhất góp phần thúc đẩy bùng phát và lây lan bệnh truyền nhiễm từ động vật hoang dã. (Ảnh: Kathas_Fotos/ Pixabay).

Phòng ngừa tiên phát

Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đại dịch đã được ghi chép trong nhiều thập kỷ: phá rừng, mở rộng sản xuất nông nghiệp và buôn bán động vật hoang dã, tất cả đều trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng dân số và thương mại toàn cầu. Dobson nói: “Khả năng chúng ta sẽ đối mặt với sự lây lan hàng loạt nếu gia tăng tiếp xúc giữa con người và động vật hoang dã.”

Việc phá hủy các khu rừng nhiệt đới, làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và các hoạt động phát triển khác đang đặc biệt được chú trọng. Con người xâm nhập vào các khu vực hoang dã, mang vật nuôi, động vật hoang dã ra ngoài, – kéo theo đó là phát tán những mầm bệnh lạ chết người.

Tuy nhiên, bất chấp những kết quả nghiên cứu này, kinh phí phòng chống bệnh dịch vẫn còn khá eo hẹp. Các khoản đầu tư vào những lĩnh vực này không đáng kể so với những tác hại ngày càng thường trực mà nó có thể gây ra. Với các biện pháp ít tốn kém, chúng ta có thể giảm đáng kể khả năng bùng phát đại dịch. Phòng bệnh rẻ hơn rất nhiều so với chữa bệnh.

Giữ nguyên hiện trạng của các cánh rừng là yếu tố quyết định. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 2.100 dặm vuông rừng nhiệt đới đã bị chặt phá hàng năm tại các điểm nóng phát hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Điều này khiến con người tiếp xúc gần hơn với dơi, linh trưởng, động vật gặm nhấm và các loài hoang dã chứa nhiều loại virus khác. Dẫn chứng như nghiên cứu của Chapman về khỉ đỏ colobus, khỉ vervet và các loài khỉ khác trong Vườn quốc gia Kibale ở Uganda đã phát hiện ra 50 loại virus chưa từng được biết đến trước đây.

Một con khỉ đỏ colobus ở Vườn quốc gia Kibale ở Uganda được phát hiện mang một loại virus mới chưa từng được biết đến (Ảnh: Colin Chapman/ Mongabay).

Jonah Busch, chuyên gia kinh tế của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế cho rằng, chỉ tốn từ 1,5 tỷ đến 9,6 tỷ USD mỗi năm để giảm một nửa nạn phá rừng ở những khu vực nguy cơ cao.

Phần lớn đất rừng nhiệt đới bị chặt phá để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là để lấy đậu nành và dầu cọ hoặc làm trang trại. Việc tiếp xúc giữa vật nuôi như lợn, gà với động vật hoang dã khiến chúng trở thành các vật chủ trung gian bất đắc dĩ. Các trang trại nuôi lợn được xây dựng liền kề với các khu rừng ở Malaysia đã tạo điều kiện cho virus Nipah lây truyền từ dơi sang lợn và sang người. Gia cầm cũng mắc và truyền bệnh cúm gia cầm cho người.

Nghiên cứu mới ước tính cần từ 476 đến 852 triệu USD để ngăn chặn lây lan từ động vật hoang dã sang vật nuôi.

Việc săn bắt, ăn thịt và buôn bán động vật hoang dã cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rất lớn. Ví dụ, cả HIV và Ebola đều được cho là có nguồn gốc từ các loài linh trưởng. Pimm chia sẻ: “Nếu chúng ta giết thịt những con tinh tinh – họ hàng gần nhất của chúng ta, thì sẽ rất bình thường khi chúng ta mắc phải những căn bệnh tương tự như chúng”.

Những cậu bé mang chuột rừng đi bán tại một khu chợ ngoài trời ở Nam Phi. (Ảnh: Rudi van Aarde/ Mongabay).

Cả buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp đều tạo ra vô số cơ hội cho dịch bệnh xuất hiện. Nuôi nhốt các loài hoang dã, buôn bán ở chợ và vận chuyển chúng đi khắp thế giới để làm thực phẩm hoặc làm vật nuôi ngoại lai tạo ra một môi trường hoàn hảo để  các mầm bệnh đột biến và phân nhánh thành các loài lây nhiễm sang người. Các trang trại động vật hoang dã, đặc biệt là ở Trung Quốc, cũng gây ra rủi ro nghiêm trọng. Chồn tại các trang trại ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ đều đã bị nhiễm virus Covid-19.

Nghiên cứu ước tính, việc thắt chặt buôn bán động vật hoang dã sẽ tiêu tốn từ 250 đến 750 triệu USD mỗi năm. Việc đóng cửa ngành công nghiệp nuôi nhốt động vật hoang dã của Trung Quốc là chi phí đơn lẻ cao nhất cho công tác phòng ngừa tiên phát với con số ước tính khoảng 19 tỷ USD.

Tổ chức Y tế Thế giới xác định năm giai đoạn lây truyền bệnh, trong đó các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm một giai đoạn thứ sáu: lây lan mầm bệnh (màu đỏ). (Ảnh: Aaron S. Bernstein et al/Mongabay).

Chủ động phát hiện và giám sát virus

Phát hiện ra virus kịp thời là cơ sở để tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Việc nhanh chóng thu thập hệ cơ sở dữ liệu về virus ở động vật có vú và chim cũng như cấu tạo gen và vật chủ của chúng, có thể giúp các nhà nghiên cứu dự đoán loại virus nào có nhiều khả năng lây nhiễm sang người nhất trong tương lai.

Trước mắt, một cơ sở dữ liệu như vậy có thể giúp tập trung các hoạt động phòng ngừa: Những khu rừng nào nên được giữ nguyên, bởi vì khi bị chặt phá sẽ gây tác động xấu tới sức khỏe con người, mức độ xâm lấn rừng tự nhiên ở mức nào là quá mức cho phép? Không nên buôn bán, ăn thịt những loài động vật nào?

Các dịch bệnh mới sẽ luôn xuất hiện. “Thư viện virus này” sẽ hỗ trợ khi điều đó xảy ra, thúc đẩy quá trình phát triển các thử nghiệm và vaccine. Theo các nhà nghiên cứu, chi phí ước tính cho thu thập dữ liệu và xây dựng thư viện này là từ 120 đến 340 triệu USD mỗi năm.

Mấu chốt cuối cùng trong hàng loạt các biện pháp phòng ngừa này là giám sát và phát hiện kịp thời, với chi phí ước tính từ 217 đến 279 triệu USD. Chăm lo nhiều hơn đối với các cộng đồng thiểu số, ít được bảo vệ ở xung quanh khu vực tiếp giáp các cánh rừng nhiệt đới sẽ giúp phát hiện kịp thời các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm và “đón đầu”chúng trước khi chúng có thể lan ra cộng đồng. Một ví dụ về tính hữu hiệu của chiến dịch này là một phòng khám di động cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho những người sống quanh Vườn Quốc gia Kibale.

Một nhà khoa học nghiên cứu các mẫu tại Phòng thí nghiệm Thú y Quốc gia (Lanavet) ở Yaoundé, Cameroon. Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ tiên tiến để phát hiện các bệnh lây truyền từ động vật sang người và tìm giải pháp đối phó với chúng. (Ảnh: Laura Gil Martinez/ IAEA Flickr)

Nghiên cứu mới cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi sức khỏe động vật hoang dã. Cần có thêm các bác sĩ thú y hiện trường và các nhà sinh vật học nghiên cứu bệnh ở động vật hoang dã đến ở điểm nóng toàn cầu trên. Kaufman cho rằng: Bác sĩ thú y là lực lượng tiền tuyến trong cuộc chiến chống lại các mầm bệnh mới.

Mặc dù những biện pháp can thiệp này nghe có vẻ tốn kém, chỉ cần chúng được chứng minh chỉ có hiệu quả 1% trong việc ngăn chặn đáng kể quá trình bùng phát dịch bệnh, các biện pháp này đã có thể cứu hàng ngàn tính mạng và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Hành vi của con người có xu hướng “chờ đợi” hơn là chủ động. Nhưng Bernstein tin rằng “sẽ là một thắng lợi lớn nếu chúng ta có thể hợp lý hóa các khoản đầu tư vào hệ thống bảo tồn và y tế tập trung cho các rủi ro lan tỏa hơn là đầu tư vào phòng chống đại dịch. Tôi nghĩ công trình nghiên cứu này chỉcho chúng ta thấy cách sử dụng tiền khôn ngoan trước tình trạng dịch bệnh kéo dài”.

Minh Trung (Theo Mongabay)

Nguồn: