Các nhà khoa học của Mỹ đã công bố một nghiên cứu cho biết số lượng các loài sinh vật khổng lồ chưa được biết tới đang trú ngụ ở các lớp trầm tích dưới đáy biển đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học của Mỹ đãcoong bố một nghiên cứu cho biết số lượng các loài sinh vật khổng lồ chưa được biết tới đang trú ngụ ở các lớp trầm tích dưới đáy biển đóng vao trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu.
Trong lúc nghiên cứu các chuỗi ADN của hơn 400 mẫu vật trầm tích trên khắp thế giới – được thu thập từ năm 2010 đến 2016, các nhà khoa học hết sức kinh ngạc khi phát hiện gần 2/3 trong số đó chưa từng được biết tới.
Nghiên cứu đã phát hiện được rất nhiều loại phiêu sinh vật rơi xuống đáy biển và CO2 được lưu giữ trong trầm tích. Số lượng các lài sinh vật khổng lồ này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập và hấp thụ carbon cũng như đối với lưới thức ăn đại dương.
Theo các nhà khoa học, việc các loài sinh vật trú ngụ ở các lớp trầm tích hấp thụ CO2 giông như các “máy bơm carbon sinh học” giúp điều tiết khí hậu toàn cầu bằng cách chuyển carbon trong khí quyển xuống đáy biển, nơi chúng có thể bị chôn vùi đến hàng triệu năm. Các nhà khoa học ước tính đại dương hấp thụ khoảng 48% lượng CO2 thải ra từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances hồi đầu tháng 2 vừa qua.