Cùng với mức sống của con người hiện đại và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển mạnh, lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều với các thành phần phức tạp và đa dạng. Mối nguy hại từ rác thải công nghiệp là một vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam.
Rác thải công nghiệp gồm những gì?
Rác thải công nghiệp là những chất thải được thải ra môi trường thông qua những hoạt động của một số nhà máy, xí nghiệp,… Phần lớn chúng đều là những chất thải này gây nguy hại đến các sinh vật sống bên trong môi trường, không chỉ riêng con người.
Theo GS.TS Trịnh Văn Tuyên, chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) phát sinh từ tất cả các hoạt động kể từ khi bắt đầu thi công, xây dựng đến khi vận hành của các nhà máy, xí nghiệp, các cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp. Các ngành công nghiệp phát sinh khối lượng lớn CTRCN như: Nhiệt điện đốt than, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp luyện kim, công nghệ chế biến thực phẩm.
Thông thường, chất thải thường chia thành loại có thể tái chế và loại không thể tái chế. Một số chất thải rắn có thể tái chế như: giấy báo, thùng cacton, một số kim loại,… Khí độc hại, hóa chất dạng lỏng độc hại,… được xếp vào loại không thể tái chế. Chúng tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, phá hủy môi trường sống, ăn mòn một số đồ vật, kiến trúc, gây ra cháy nổ.
Sự phát triển quá nhiều của rác thải công nghiệp có thể dẫn đến sự ô nhiễm môi trường xung quanh mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy như: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, sự thay đổi khí hậu trong thiên nhiên, một số loại bệnh mới phát sinh,…
Nguyên nhân chủ yếu do một số doanh nghiệp trong quá trình sản xuất không thực hiện biện pháp xử lý rác thải đúng cách hoặc không muốn xử lý hiện tượng này. Một vài doanh nghiệp trực tiếp thả các loại rác thải vào trong sông hoặc trong không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khi sống trong những khu vực này.
Rác thải công nghiệp nguy hiểm thế nào với môi trường?
Ở nước ta hiện nay, tốc độ phát sinh rác thải đang dao động từ 0,35-0,8kg/người/ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người. Cùng với mức sống của con người hiện đại và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển mạnh, lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều với các thành phần phức tạp và đa dạng. Xử lý rác đã là một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. |
Ðộ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác.
Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia về môi trường, một số chất thải nguy hại như chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư. Chất thải y tế, nhất là những bệnh phẩm có tính chất lây truyền, nếu đem chôn nó cũng sẽ gây tình trạng tương tự.
Việc xử lý chất thải công nghiệp độc hại ở nước ta đã được quan tâm của các nhiều cơ quan. Nhưng có một thực tế thấy rằng, các hoạt động dường như “muối bỏ bể”, những vấn đề cần xử lý tận gốc còn tồn tại rất nhiều. Một trong những nguyên nhân sâu xa chính là sự thiếu ý thức của các doanh nghiệp xử lý chất thải công nghiệp.
Thực tế việc xử lý và quản lý rác thải công nghiệp mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa thể ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, lượng rác ở các khu đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ đạt khoảng 60-65%, lượng rác còn lại bị ném xuống ao hồ, sông ngòi, ném bên vệ đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom và có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.
Ở khu vực khám chữa cho người bệnh, dù rất nhiều bệnh việc đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp nhưng vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu hủy rác thải y tế, nhất là những loại chất thải có các thành phần nguy hại, Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải chỉ thực sự đem lại nguy cơ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý, thu gom và xử lý. Nếu nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, và giúp họ làm quen với công nghệ xử lý rác một cách thân thiện thì ngược lại, rác thải sẽ là nguồn tài nguyên quý giá để tái sử dụng phục vụ con người.
Ở các nước phát triển, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Tại đây người dân coi rác thải không phải đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích và làm trong sạch môi trường sống của họ.