Theo các ước tính được đưa ra trong báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company, các chính phủ và các doanh nghiệp cần chi thêm 3.500 tỷ USD mỗi năm để đạt mục tiêu trung hòa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.
Con số phải chi cho biến đổi khí hậu tương đương với 1/2 lợi nhuận của doanh nghiệp trên toàn cầu, 1/4 tổng tiền thuế, hay 7% chi tiêu của các gia đình trong năm 2020.
Đối tác tại McKinsey Global Institute và là tác giả chính của báo cáo, Mekala Krishnan, cho rằng trung hòa khí thải thực chất là sự chuyển đổi lớn về kinh tế.
Báo cáo ước tính những tác động của quá trình chuyển đổi đến nhu cầu, phân bổ nguồn vốn, giá cả và việc làm trong nhiều lĩnh vực ở 69 quốc gia, với lượng khí thải chiếm 85% tổng lượng khí thải của toàn cầu.
Theo báo cáo, chi tiêu vốn cho các tài sản hữu hình trong các hệ thống năng lượng và sử dụng đất trong quá trình chuyển đổi sẽ xấp xỉ 275.000 tỷ USD, hay 9.200 tỷ USD trung bình mỗi năm, tăng 3.500 tỷ USD so với mức chi hàng năm hiện nay.
Báo cáo cho rằng 1.000 tỷ USD tăng thêm so với mức chi hàng năm hiện nay phải được tái phân bổ từ các tài sản có lượng khí thải cao sang các tài sản có lượng khí thải thấp để đạt mục tiêu đề ra.
Báo cáo cũng hối thúc các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức lường trước những bất trắc trong quá trình chuyển đổi và gia tăng nỗ lực nhằm phi carbon hóa và thích ứng với rủi ro từ biến đổi khí hậu.
Nếu tính bình quân đầu người, lượng khí thải từ các thành phố ở những nơi giàu nhất thế giới nhìn chung vẫn cao hơn lượng khí thải từ những trung tâm đô thị ở các nước đang phát triển.
Chỉ riêng 23 thành phố của Trung Quốc – trong đó có Thượng Hải, Bắc Kinh và Hàm Đan, cùng thủ đô Moskva (Nga) và Tokyo (Nhật Bản) đã chiếm tới 52% tổng lượng phát thải của 167 thành phố nói trên.
Những phát hiện trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thành phố trong việc giảm lượng khí thải và nếu không hành động thì chính những thành phố này “sẽ phải gánh chịu” hậu quả của biến đổi khí hậu.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt và dầu mỏ tạo ra CO2 – khí thải gây hiệu ứng nhà kính – nhân tố chính góp phần vào tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Trong bối cảnh lượng phát thải CO2 trong khí quyển đang tăng lên mức kỷ lục, ngày càng có nhiều lời kêu gọi các chính phủ cắt giảm lượng khí thải mạnh hơn và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ở nhiều quốc gia và khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và các nước Liên minh châu Âu việc xây dựng các nhà máy điện gió hoặc điện Mặt Trời mới hiện nay rẻ hơn so với việc vận hành các nhà máy nhiệt điện chạy than hiện có.
Năng lượng tái tạo cũng đang cạnh tranh với các nhà máy sản xuất điện bằng khí đốt tự nhiên về chi phí và là nguồn sản xuất điện mới rẻ nhất ở các quốc gia trên tất cả những lục địa lớn.
Tại nhiều quốc gia, các gói phục hồi kinh tế thời COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động đầu tư hơn nữa vào năng lượng tái tạo, song các khoản đầu tư vào năng lượng sạch chỉ chiếm khoảng 1/6 so với đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.