Mất rừng cũng như mất đi lá phổi; không còn đủ cây xanh để chuyển hấp thụ và chuyển hóa các khí nhà kính. Không còn rừng cũng đồng nghĩa với việc mất đi hàng rào che chắn và bảo vệ, dẫn đến các thảm họa xói mòn và lũ lụt ngày một nghiêm trọng.
Tình trạng phá rừng theo khu vực
Ngày nay, rừng chiếm khoảng 31% tổng diện tích đất của Trái đất, trải dài 40,6 triệu km². Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã mất hơn 4% diện tích rừng, tương đương với ½ diện tích Ấn Độ.
Châu Âu và Châu Á là hai khu vực duy nhất có mức tăng trưởng rừng tổng thể đáng kể trong khoảng thời gian này, trong khi Châu Đại Dương không có sự thay đổi đáng kể còn Bắc và Trung Mỹ có mức giảm nhẹ.
Châu Phi cùng với Nam Mỹ và Caribe là những khu vực có lượng rừng bị mất lớn nhất, cả hai đều mất hơn 13% diện tích rừng trong vòng 30 năm qua. Điều này phần lớn là do hai vùng này có nhu cầu cao trong việc phá rừng để canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Mặc dù tình trạng mất rừng nói chung trên toàn thế giới là rất lớn, nhưng tốc độ mất rừng đã chậm lại trong ba thập kỷ qua. Trong khi trung bình 78.000 km² bị mất mỗi năm từ 1990 đến 2000, từ 2010 đến 2020 con số đó đã giảm xuống còn 47.000 km², cho thấy tỷ lệ tổn thất tổng thể đã giảm gần 40%.
Mặc dù tỷ lệ mất rừng nói chung đang chậm lại trên toàn thế giới nhưng một số quốc gia ở Nam Mỹ cùng với toàn bộ châu Phi vẫn cho thấy tỷ lệ mất rừng đang gia tăng.
Brazil, nơi có phần lớn là rừng nhiệt đới Amazon, đã chứng kiến 923.000 km² rừng bị mất trắng, phần lớn là do nông dân sử dụng đất để chăn nuôi bò lấy thịt. Người ta ước tính rằng 80% diện tích rừng bị chặt phá của Amazon đã được thay thế bằng đồng cỏ, với kết quả là sản xuất thịt bò được coi là một trong những loại thịt tồi tệ nhất đối với môi trường về lượng khí thải carbon.
Động lực lớn khác của nạn phá rừng là sản xuất hạt và dầu cọ. Các loại dầu này chiếm khoảng 20% lượng khí thải carbon do nạn phá rừng trên thế giới và việc sản xuất chúng tập trung ở Indonesia và Malaysia, hiện đang mở rộng sang các nước châu Á khác cùng với châu Phi.
Rừng và khủng hoảng khí hậu
Người ta ước tính rằng rừng hấp thụ khoảng 30% lượng khí thải carbon của thế giới mỗi năm và trở thành nhà máy lọc không khí lớn nhất và quan trọng nhất của Trái Đất. Khi bạn kết hợp điều này với thực tế rằng nạn phá rừng đóng góp khoảng 12% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng càng trở nên rõ ràng hơn.
Rừng ngoài giúp lọc không khí còn là tấm khiên bảo vệ chúng ta chống lại thời tiết khắc nghiệt. Rừng tăng cường và đảm bảo lượng mưa, làm cho các vùng đất lân cận ít bị ảnh hưởng bởi cháy rừng và hạn hán tự nhiên trong mùa khô nóng cùng với lũ lụt và sạt lở đất vào mùa mưa.
Với mỗi USD đầu tư vào phục hồi cảnh quan mang lại lợi ích lên tới 30 USD, giảm nạn phá rừng và đầu tư vào trồng lại rừng được coi là một cách hiệu quả để giảm khó khăn và chi phí trong việc đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi trường và khí hậu. Điều này thậm chí chưa tính đến lợi ích của việc duy trì môi trường sống và nguồn đa dạng loài của động vật hoang dã, ngôi nhà của gần 70 triệu người bản địa sống trong rừng và sinh kế của 1,6 tỷ người sống dựa vào rừng mỗi ngày.
Bảo tồn và phục hồi rừng cho tương lai
Mặc dù tỷ lệ mất rừng tăng nhanh trong ngắn hạn được thấy vào năm 2020, nhưng đã có những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi của rừng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy đất bị chặt phá trước đây có thể phục hồi độ phì nhiêu của đất trong khoảng một thập kỷ và các loài thực vật nhiều lớp, cây cối và sự đa dạng của loài có thể phục hồi trong khoảng 25-60 năm.
Cùng với đó, trong một số trường hợp, những “rừng thứ sinh” mọc lại này có thể hấp thụ nhiều khí cacbonic hơn “rừng nguyên sinh”, mang lại hy vọng rằng nỗ lực trồng rừng toàn cầu có thể hấp thụ nhiều khí thải hơn. Đảo ngược tình trạng mất rừng trong những thập kỷ tới là một bước đi khó khăn nhưng cần thiết để ổn định khí hậu và bảo tồn môi trường sống của hàng tỷ loài động vật, trong đó có cả con người.
Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”. Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha.
Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Cháy rừng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng hiện có, trong tháng Hai có 14,2 ha rừng bị cháy; tính từ đầu năm tổng diện tích rừng bị cháy là gần 83 ha, trong đó Quảng Ninh đứng đầu với gần 10,2 ha, tiếp theo là Bắc Kạn 2,1 ha, Bắc Giang 1,1 ha. Các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao cần theo dõi sát sao hơn nữa để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không chỉ dựa vào các mức cảnh báo cháy rừng theo kỹ thuật hiện có, mà còn phải đôn đốc trực tiếp các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo nhận thông báo kịp thời và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cháy rừng xảy ra. Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ nhanh dẫn đến sức ép lớn lên môi trường. Hệ thống cây xanh công cộng cấp đô thị chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ đất công viên cây xanh đô thị đạt rất thấp so với tiêu chuẩn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2 – 3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỷ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người. Để nâng cao tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân ở đô thị, trong dự thảo đề án “Trồng 1 tỉ cây xanh” trong giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trồng 690 triệu cây xanh phân tán ở vùng đô thị và nông thôn. |