Thành phố New York không phải là nơi duy nhất ở Mỹ sử dụng hàu để xử lý tình hình mực nước biển dâng cao. Đài BBC đưa tin, bang Louisiana cũng đang sử dụng động vật thân mềm này để ngăn chặn sự xói mòn của các vùng đất ngập nước ven biển.
Trong những năm gần đây, thành phố New York đã trải qua những đợt lũ lụt kỷ lục do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Dữ liệu cho thấy, kể từ năm 2000, lũ lụt do nước biển dâng đã tăng 247% ở một số khu vực của New York. Chẳng hạn, mực nước biển xung quanh khu vực The Battary thuộc khu dân cư Manhattan đã tăng gần 23 cm, so với năm 1950.
Đây là một khu vực có nhiều hoạt động sầm uất như làng Greenwich nghệ thuật, khu kinh doanh Tribeca nổi tiếng, khu Phố Tàu sôi động và khu Tài chính sầm uất, có Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Whitney, cùng Trung tâm Thương mại thế giới và Bảo tàng & Đài tưởng niệm 9/11.
Tuy nhiên, họ đã có một vũ khí bí mật trong cuộc chiến chống lại mực nước biển dâng cao: nuôi hàu.
Theo trang Business Insider, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, chính quyền New York đã giải thích cách những loài nhuyễn thể này có thể tạo ra một biện pháp phòng chống lũ lụt tự nhiên, hiệu quả bất ngờ.
Đằng sau ý tưởng này là dự án Billion Oyster. Đây là dự án phục hồi hàu trên các rạn san hô ở 15 địa điểm trong 5 quận của thành phố.
Trong 6 tháng qua, 11,2 triệu con hàu đã được bổ sung vào một đoạn sông Hudson ngoài khơi bờ biển Lower Manhattan, nơi chúng giúp lọc nước và tạo môi trường sống cho các loài sinh vật biển khác, báo New York Times đưa tin.
Nếu những con hàu phát triển đủ lớn, các rạn hàu thậm chí có thể đóng vai trò tiêu tán năng lượng sóng, giúp bảo vệ bờ biển của thành phố khỏi nước dâng do bão và lũ lụt trong thời tiết khắc nghiệt.
Những con hàu mới được đưa vào hơn 200 môi trường sống dưới sông, bao gồm các quả cầu kim loại, lồng và lưới bọc.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Ecological Engineering, các rạn san hô hàu là công cụ hữu ích, giúp xây dựng khả năng phục hồi ven biển khi đối mặt với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Dự án Billion Oyster có kế hoạch khôi phục 100 triệu con hàu ở cảng New York trong vòng 5 năm tới. Ngoài việc giảm thiểu lũ lụt, chất lượng nước sẽ được cải thiện đáng kể và động vật hoang dã sẽ tái xuất hiện.
Thành phố New York không phải là nơi duy nhất ở Mỹ sử dụng hàu để xử lý tình hình mực nước biển dâng cao. Đài BBC đưa tin, bang Louisiana cũng đang sử dụng động vật thân mềm này để ngăn chặn sự xói mòn của các vùng đất ngập nước ven biển.
Thành phố New York trong năm 2021 đã liên tiếp phải ban bố tình trạng khẩn cấp do biến đổi khí hậu.
Thị trưởng Thành phố New York Bill de Blasio ngày 2/9/2021 ban bố tình trạng khẩn cấp do điều kiện thời tiết lịch sử với lượng mưa kỷ lục trên toàn thành phố dẫn đến lũ lụt và các tình trạng nguy hiểm trên đường.
Phát biểu trên kênh truyền hình CBC news, Thị trưởng New York cho biết: “Lệnh tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt. Tôi rất lo ngại khi nghe thông tin về mức độ nguy hiểm trên các con đường. Tôi kêu gọi người dân ở trong nhà, hạn chế ra ngoài. Chúng ta chưa từng chứng kiến lượng mưa lớn như thế. Mọi người cần phải đảm bảo an toàn, không ra đường vào lúc này”.
Gần như tất cả các tuyến tàu điện ngầm của Thành phố New York đã bị đình chỉ hoạt động. Do tác động của cơn bão nhiệt đới Ida gây ra nhiều nguy cơ lũ quét và lốc xoáy nhiều khu vực. Dự báo lượng mưa trong 1 giờ đồng hồ có thể lên tới 76-127 mm. Trong vài giờ, lượng mưa đã đạt mức trung bình của lượng mưa trung bình trong 7 tuần.
Trong khi đó, 3 ngày sau khi cơn bão cấp 4 đổ bộ vào bờ, khoảng 1 triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở bang Louisiana và Mississippi vẫn không có điện, mặc dù điện đã được khôi phục cho một số khách hàng ở phía đông của New Orleans.
Hàng nghìn người khác rơi vào cảnh khốn cùng, với vô số ngôi nhà bị phá hủy và các thị trấn bị ngập lụt, gợi lại ký ức về cơn bão Katrina, khiến khoảng 1.800 người thiệt mạng và gần như phá hủy New Orleans 16 năm trước.Chính quyền thành phố đang tích cực hỗ trợ người dân.
Một thành viên Hội đồng thành phố New Orleans Kristin Palmer cho biết: “Chúng tôi đang phân phát lương thực thực phẩm cũng như nước sạch cho người dân. Người dân không có điện chúng tôi nấu những hộp cơm ăn sẵn để phân phát cho người dân. Chính quyền đang nỗ lực giúp đỡ người dân vùng ảnh hưởng”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/9/2021 cũng ban bố tình trạng khẩn cấp tại California, đồng thời yêu cầu chính quyền liêng bang hỗ trợ bang này dập tắt đám cháy rừng Caldor, vốn bùng phát từ giữa tháng 8. Dự báo, gió lớn có thể khiến đám cháy Caldor lan rộng hơn vào Tahoe Basin, tiến sát vào các cộng đồng dân cư và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết. Kể từ ngày 30/8, toàn bộ khu vực South Lake Tahoe đã được lệnh sơ tán.