Trong 25 năm qua, những đổi mới xây dựng tính bền vững mà ngành thời trang cố gắng thực hiện đã không thể làm giảm tác động tiêu cực tới Trái Đất.
Ngành thời trang luôn vượt mặt nhiều ngành công nghiệp khác trong khoảng quảng bá tính bền vững của mình. Nằm rải rác trên kệ hàng của các cửa hàng bán lẻ, là các sản phẩm đồ bơi cho đến váy cưới làm từ carbon trung tính, chất hữu cơ, thuần chay, nào là thảm tập yoga làm từ nấm hay giày thể thao làm từ mía,… Các mô hình kinh doanh mới cũng được đưa vào áp dụng như biện pháp nhằm bảo vệ môi trường bao gồm tái chế, bán lại, cho thuê, tái sử dụng và tái sửa chữa.
Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là tất cả thử nghiệm được cho là “đổi mới” này, trong 25 năm qua, đã không thể làm giảm tác động tiêu cực lên hành tinh của chúng ta. Chẳng hạn như trong ¼ thập kỷ vừa qua, lượng sản xuất áo sơ mi và giày dép đã tăng gấp đôi để rồi ¾ trong tổng số đó cuối cùng lại bị tiêu hủy hoặc chôn vùi trong các bãi rác.
Lý do cho sự suy giảm trong tính bền vững của ngành rất phức tạp. Áp lực tăng trưởng không ngừng cộng với nhu cầu của người tiêu dùng về thời trang nhanh giá rẻ là một trong những nguyên nhân chính. Chẳng hạn như giá thành thực tế của giày dép và quần áo đã giảm một nửa kể từ năm 1990, với hầu hết các mặt hàng mới được làm từ các chất tổng hợp gốc dầu mỏ không phân hủy sinh học.
Để hiểu đầy đủ về mức độ thất bại của thị trường thời trang, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn tại sao “thời trang bền vững” cái gì cũng có mà tính bền vững thì không.
Tác động môi trường
Tác động tiêu cực đến môi trường của ngành công nghiệp thời trang vẫn là một con số mơ hồ nhưng chắc chắn là không nhỏ. Quy mô của ngành trải rộng trên toàn cầu và chuỗi cung ứng thì nhiều cấp, phức tạp, cộng với tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa và áp lực chi phí phải chịu, hầu hết thương hiệu sẽ thuê nhà máy ngoài để hoàn thiện khâu cuối trong quá trình sản xuất. Nên rất ít trong số đó biết sản phẩm của họ đến từ đâu và thậm chí số lượng các thương hiệu đã làm việc với nhà sản xuất để giảm lượng khí thải carbon còn ít hơn. Sự phức tạp và thiếu minh bạch này dẫn đến ước tính về tác động carbon của ngành giao động từ 4% đến 10% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu.
Giống như tất cả các ngành công nghiệp, thời trang là một hệ thống lấy sự phát triển làm tiền đề.
Kết hợp với việc sản xuất sản phẩm giới hạn ngày càng tăng và thời gian dẫn dài, sản xuất thừa là điều không thể tránh khỏi, trung bình có đến 40% tổng mặt hàng sẽ được bán giảm giá. Nhưng quần áo thì có “tuổi thọ” rất ngắn, chúng rồi sẽ sớm bị vứt bỏ.
Các thương hiệu thời trang hiện thay nay thường xuyên đổi mới các dòng sản phẩm của mình, họ cần ra mắt những bộ sưu tập mới nhanh chóng. Dẫn đến nhu cầu sử dụng các vật liệu tổng hợp rẻ, dễ thích ứng và dồi dào nguồn cung hơn so với vật liệu tự nhiên. Kết quả là, polyester đã trở thành sợi tổng hợp số một và là đại diện cho hơn một nửa sản lượng sợi toàn cầu. Sợi này có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên không thể tái sinh, đòi hỏi rất nhiều năng lượng để khai thác và sán xuất, đồng thời cũng thải ra các sản phẩm phụ đáng kể.
Làm gì tiếp theo?
Như dự báo, ngành công nghiệp thời trang sẽ tiếp tục phát triển trong thập kỷ tới. Với mục tiêu gia tăng sản lượng, ngành công nghiệp chắc chắn sẽ chú trọng vào các sản phẩm sợi tổng hợp có chi phí thấp nhưng gây hại nhiều hơn, do đó các thách thức môi trường bao gồm khan hiếm nước và thải nhiều vi nhựa ngày càng căng thẳng.
Vậy phải làm gì tiếp theo?.
Tính bền vững: Không bền vững là không bình vững, không có khái niệm “ít bền vững”, các công ty thời trang không được phép tuyên bố cam kết về tính bền vững, trong khi phản đối các đề xuất, quy định mang lại kết quả tương tự. Ví dụ, Nike, một thương hiệu đã cam kết thực hiện các mục tiêu khoa học, lại vận động hành lang (với tư cách là thành viên của Hội nghị bàn tròn kinh doanh) chống lại gói cứu trợ Xây dựng trở lại tốt hơn (Build Back Better) và các điều khoản nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu của nó.
Cuối cùng, các doanh nghiệp phải tiết lộ các cuộc vận động hành lang của họ, sử dụng ảnh hưởng của họ để tác động đến sự thay đổi tích cực. Để chứng minh cho quá trình, bắt buộc phải có các báo cáo quản lý với số liệu cụ thể, phù hợp hơn.
Xác định lại Tiến độ: Mục tiêu chung không bao gồm GDP. Ví dụ, GDP tính số lượng ô tô mà một nền kinh tế sản xuất, chứ không tính lượng khí thải mà chúng tạo ra.
Viết lại các Quy tắc: Các nhà hoạch định chính sách của chính phủ phải định giá ngoại tác tiêu cực. Ví dụ, carbon và nước nên được đánh thuế. Điều này sẽ không khuyến khích việc sử dụng chúng, dẫn đến đổi mới và nhanh chóng áp dụng năng lượng tái tạo. Một ủy ban chính phủ ở Anh cũng đã đề xuất đánh thuế đối với nhựa nguyên sinh (bao gồm polyester). Đối với ngành công nghiệp thời trang, điều này sẽ làm tăng giá của các chất tổng hợp làm cho các vật liệu tự nhiên trở nên hấp dẫn hơn.
Đồng thời, các chính phủ nên áp dụng luật mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) (đã được thực hiện ở California, bao gồm thảm, nệm và sơn). Luật này sẽ yêu cầu các nhà sản xuất phải trả trước chi phí xử lý hàng hóa của họ.
Luật bổ sung cần được thông qua để buộc các thương hiệu thời trang chia sẻ và tuân thủ các cam kết trong chuỗi cung ứng. Hiện tại, một đạo luật đang được xây dựng ở bang New York quy định lập bản đồ chuỗi cung ứng, cắt giảm lượng khí thải carbon và đáp ứng được mức lương căn bản. Các thương hiệu có doanh thu hơn 100 triệu USD mà không thể đáp ứng các tiêu chuẩn này sẽ bị phạt 2% doanh thu.
Sau một phần tư thế kỷ thử nghiệm cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi và tinh thần tự nguyện về tính bền vững của thời trang, đã đến lúc phải thay đổi. Thời trang thường được cho là vừa phản ánh vừa dẫn dắt văn hóa – đã đến lúc ngành công nghiệp này chứng minh sự sáng tạo và tôn trọng ranh giới dành cho tính bền vững đích thực.