Sahara là hoang mạc lớn nhất thế giới, nơi nhiệt độ có thể lên đến 58 độ C đang ở mức nhiệt -2 độ C dưới ảnh hưởng của khối khí lạnh áp suất cao. Hiện tượng đặc biệt hiếm gặp này khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên.
Sahara nằm toàn bộ về phía Bắc Phi chiếm 9,2 triệu km2 (khoảng 30% lục địa châu Phi) và nằm trên địa phận các nước như Ai Cập, Sudan, Lybia, Chad, Angeria, Niger, Tunisia, Marốc, Mali, Mauritaia. Sa mạc có độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển và được dãy Atlas bao quanh.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho Sahara với biệt danh: “Sa mạc khô cằn nhất thế giới”. Bởi lẽ lượng mưa trung bình ở đây dưới 100 mm, thậm chí quanh năm có nơi còn không có nổi một hạt mưa nào. Ngoài ra, nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây khoảng 25 độ C và nhiệt độ cao nhất được duy trì từ 35 – 37 độ C. Tuy nhiên vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống một cách bất ngờ.
Điểm nổi trội ở Sahara là chứa nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá như khoáng sản với trữ lượng dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên lớn. Vì những khoản lợi này đã thu hút nhiều ngành công nghiệp phát triển ở Lybia và Algeria khai thác dầu và khí đốt, trở thành nguồn cung chủ lực trên thế giới.
Thông thường vào tháng 1, khi băng tuyết phủ kín nhiều nơi trên thế giới, các sa mạc ở châu Phi và Trung Đông sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong năm nay điều kỳ lạ đã xảy ra tại Sahara, vùng sa mạc nóng nhất Trái Đất.
Theo trang Daily Mail (Anh), một nhiếp ảnh gia đã chụp lại hiện tượng tự nhiên bất thường này trên các cồn cát ở Sahara, khi nhiệt độ tại đây giảm dưới mức đóng băng. Trong khi đó, tại Saudi Arabia, người dân địa phương và người nước ngoài cũng đang đổ xô đến sa mạc ở khu vực Aseer để chứng kiến cảnh tượng hiếm có này.
Trong những ngày qua, thị trấn Aïn Séfra ở Algeria tại khu vực sa mạc Sahara đã chứng kiến hiện tượng thời tiết bất thường khi băng tuyết phủ trắng các đồi cát và nhiệt độ giảm xuống dưới mức 0 độ C. Những lần tuyết rơi trước đó là các năm 1979, 2016, 2018 và 2021.
Thị trấn Ain Sefra có biệt danh Cửa ngõ vào sa mạc, nằm ở độ cao khoảng 915 m phía trên mực nước biển, bao quanh bởi dãy núi Atlas. Sa mạc Sahara chiếm phần lớn Bắc Phi và trải qua nhiều biến động về nhiệt độ và độ ẩm trong vài trăm nghìn năm qua. Dù hiện nay sa mạc Sahara rất khô cằn với nhiệt độ lên tới 58 độ C, giới nghiên cứu dự đoán sa mạc có thể xanh tươi trở lại sau 15.000 năm.
Năm ngoái, nhiệt độ của Bắc Phi cũng thấp cực hạn trong các tháng mùa hè và mùa đông. Băng và tuyết là hiện tượng thời tiết khác thường ở vùng sa mạc nhưng không phải chưa xảy ra bao giờ. Nhiệt độ ở sa mạc có thể giảm mạnh qua đêm nhưng tuyết rơi thường tan chảy rất sớm vào ngày hôm sau.
Trong tháng 1 năm nay, ở Algeria, khối khí lạnh áp suất cao di chuyển qua sa mạc, khiến nhiệt độ giảm. Những xoáy nghịch như vậy thường tới Arab Saudi khi di chuyển theo chiều kim đồng hồ từ Trung Á, gom thêm hơi ẩm trên đường đi và hơi ẩm lạnh dần tạo thành tuyết. Nhiệt độ ở thị trấn Ain Sefra thường dao động từ 12 độ C trong tháng 1, tháng lạnh nhất năm, tới gần 40 độ C vào tháng 7.
Theo lý giải của trang The Verge, hiện tượng tuyết rơi tại sa mạc Sahara chỉ là một phần trong mô hình khí quyển phổ biến ở Bắc Bán cầu, dẫn tới trận “bom tuyết” càn quét nước Mỹ trong suốt tuần qua.
Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm khi Bắc Bán cầu dần xa Mặt trời hơn (do trục nghiêng 23,4 độ của Trái Đất gây ra), các luồng khí cao áp thổi mãnh liệt từ Bắc Cực xuôi xuống vùng khí áp thấp ở xích đạo.
Mặc dù hiếm khi không khí lạnh có thể tràn quá sâu xuống xích đạo nhưng không phải không có trường hợp ngoại lệ. Khi luồng khí ấm nóng ở phía Nam và luồng khí lạnh ở phía Bắc tích tụ ngày càng nhiều và tranh chấp với nhau.
Điều này sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong mô hình khí hậu và tạo nên những hiện tượng cực đoan chưa từng thấy.
Tình trạng này dẫn tới ngay cả những nơi thường xuyên nóng quanh năm như sa mạc Sahara vẫn có thể bị bao phủ bởi băng tuyết như vùng cực. Tất nhiên, khối áp cao với đặc điểm là khô và lạnh khi tràn xuống khó có thể tạo ra tuyết.
Theo nhà địa chất học Stefan Kröpelin thuộc ĐH Cologne, Đức chia sẻ, không khí lạnh đã tình cờ kết hợp với luồng ẩm từ vùng biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương để tạo nên màn tuyết rơi trắng xóa trên sa mạc Sahara.
Theo dự kiến, những đợt khí áp cao sẽ liên tục thổi xuống phía Nam sâu hơn trong thời gian tới. Như vậy khả năng nhiều vùng khác của sa mạc Sahara có thể sẽ đón tuyết rơi rất cao.
Có lẽ, biểu hiện của biến đổi khí hậu đang dần rõ rệt hơn bao giờ hết nếu con người vẫn cứ thờ ơ với môi trường.