Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra tàn tích của một loài giáp xác khổng lồ sống cách đây khoảng 435 triệu năm.
Đây là hóa thạch của một loài động vật chân đốt có liên quan đến loài nhện hiện đại.
Nhà nghiên cứu Bo Wang tới từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật Nam Kinh và các cộng sự cho biết sinh vật này dài khoảng 1m, thuộc loài bọ cạp biển khổng lồ cổ đại Terropterus xiushanensis sống cách đây 443,8 đến 419,2 triệu năm).
Terropterus xiushanensis có phần chân gai to và rất sắc giúp chúng lùa và bắt mồi. Chúng là kẻ săn mồi hàng đầu trong cộng đồng các sinh vật biển. Sinh vật này thường tấn công cá hoặc động vật thân mềm, tóm lấy chúng bằng chi trước và ăn thịt.
Terropterus xiushanensis là loài thuộc họ Mixopteriade đầu tiên được phát hiện ở nơi trước đây là siêu lục địa Gondwana.
Mẫu vật này sẽ giúp các nhà cổ sinh vật học tìm hiểu thêm về sự sống trong các thời đại địa chất trong quá khứ và có thêm được sự tiến hóa của động vật chân đốt trong lịch sử.