Phóng sự ảnh “Rừng” bê tông mọc lên từ con đường “phục vụ sản xuất nông nghiệp” ở Lâm Đồng 23/11/2021 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Phần đồi 41ha từng trồng chè và cà phê ở Lâm Đồng nay được chuyển qua “trồng bê tông” với loạt shophouse, biệt thự, quán cà phê vắng bóng khách. Ngày 11/11, Báo điện tử VTC News phản ánh vụ việc “Cạo sạch màu xanh, phù phép đưa ‘rừng’ bê tông lên đồi 41ha ở Lâm Đồng”. Bài viết này nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi từ dư luận, nhiều ý kiến băn khoăn về pháp lý của “dự án” tự phát này. Một ngày sau (12/11), UBND tỉnh Lâm Đồng tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT, UBND huyện Bảo Lâm và các đơn vị liên quan kiểm tra, báo cáo vụ việc. Thế nhưng, ghi nhận của PV ngày 22/11, dù đang được UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, “rừng” bên tông “ngự” trên quả đồi 41ha này vẫn tiếp tục được thi công rầm rộ. “Rừng” bê tông này là đại công trình do CP Đầu tư và Phát triển BĐS Khải Hưng (Khải Hưng Corp) phát triển, thuộc một phần nhỏ xã Đam B’ri (TP Bảo Lộc) và phần lớn xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm). Hiện đại công trình đang được quảng cáo, rao bán rộng rãi với tên gọi khu nghỉ dưỡng Sun Valley. Quy mô lên đến 41ha; hạ tầng “khủng” với loạt biệt thự, shophouse, hồ cảnh quản, công viên; giá bán lên tới 10 triệu đồng/m2… thế nhưng đây lại không phải là một dự án bất động sản, mà chỉ đơn thuần là một “khu phân lô, bán nền” như lời của Khải Hưng Corp và chính quyền địa phương khẳng định. Cận cảnh “rừng” bê tông trên quả đồi 41ha. Phần đất từng trồng chè và cà phê nay được chuyển qua “trồng bê tông”. Những căn biệt thự, quán cà phê vắng bóng khách. Loạt shophouse đang hình thành trên nền đất đỏ. Đồi núi dần bị san bằng, thay vào đó là những khu đô thị mọc lên từ hệ lụy của việc “hiến đất làm đường”, nhưng hầu hết tất cả các đơn xin hiến đất làm đường của người dân đều được ghi nhằm “phục vụ sản xuất nông nghiệp”. Những con đường vốn được chấp thuận để phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, thế nhưng nay lại trở thành “đường nội khu” của “dự án”. “Đường nội khu” của Sun Valley. Một điều đặc biệt ở Lâm Đồng, dù “dự án” có quy mô lớn đến mấy, dù cách xa hàng km vẫn có thể nhìn thấy, thế nhưng mãi đến khi báo chí phản ánh, chính quyền mới vào cuộc kiểm tra, xử lý. Và đây là hiện trạng trước và sau của quả đồi 41ha mang tên Sun Valley. Nguồn: Thy Huệ/VTC News Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Làm rõ tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon đến Việt Nam Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Lâm Đồng: Xác định có việc tự ý mở đường có dấu hiệu hủy hoại rừng Xử lý, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm loại bỏ từ hoạt động chiếu sáng Nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm về động vật hoang dã Australia hỗ trợ 6 dự án về thị trường các-bon tại Việt Nam Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam