Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách là phải phá vỡ vòng tuần hoàn của dịch bệnh và đại dịch đã ám ảnh nhân loại trong nhiều thiên niên kỷ bằng các khoản đầu tư dài hạn trên toàn cầu. Chúng ta không có nhiều thời gian để mất. Đó là ý kiến của Richard Hatchett, nhà dịch tễ học người Mỹ và là giám đốc điều hành của Liên minh tiêm chủng toàn cầu (CEPI) viết trên tờ Die Welt của Đức.
Một con virus toàn cầu tiếp theo có thể gây chết người nhiều hơn là COVID-19. Đó là lý do tại sao chúng ta phải rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng corona để chống lại các đại dịch trong tương lai.
COVID-19 đã xóa sổ hàng triệu sinh mạng và đe dọa sinh kế trên toàn cầu. Thế giới hiện có cơ hội phá vỡ chu kỳ đau khổ này bằng cách chuẩn bị cho đối phó với các mối đe dọa đại dịch mới trong tương lai. Chúng ta phải rút ra từ những bài học trong hai năm qua để tối ưu hóa các công cụ của mình để có thể phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn trước các đại dịch sau này.
Tin tốt lành là chúng ta biết phải làm gì. Sự phát triển nhanh chóng vaccine chống lại COVID-19 là bằng chứng về tiến bộ khoa học tiên tiến trong thế kỷ 21 như thế nào.
Do năng lực của mình trong ngành công nghệ sinh học và cam kết vì sức khỏe toàn cầu, nước Đức có vai trò đặc biệt khi cần chuẩn bị tốt hơn cho toàn thế giới và tạo điều kiện cho các biện pháp công bằng hơn trong tương lai.
Xuất phát từ quan điểm về kinh tế, những lý do để chuẩn bị tốt hơn trước đại dịch có ý nghĩa thuyết phục và áp đảo. Riêng tại Đức, đại dịch COVID 19 và các biện pháp ngăn chặn nó đã tiêu tốn gần 300 tỷ euro. Đồng thời, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái sâu nhất kể từ Thế chiến II.
Trên thế giới, thiệt hại kinh tế lên tới hàng nghìn tỷ euro, và số người chết – hiện vẫn ở mức trung bình 50.000 người mỗi tuần – đã lên tới 4,9 triệu người. Các khoản đầu tư cần thiết để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai sẽ lên tới hàng tỷ USD. Tuy nhiên, nó có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD chi phí và quan trọng hơn là ngăn chặn được cái chết cho hàng triệu người.
Khi SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 12/2019, thế giới bị bất ngờ và hoàn toàn không có sự chuẩn bị; các chính phủ ở khắp mọi nơi đều gặp khó khăn việc kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh. Điều này không được phép tái diễn. Thông qua ứng dụng công nghệ mRNA của các công ty công nghệ sinh học như BioNTech và CureVac cũng như những tiến bộ khác trong công nghệ tiêm chủng, giờ đây chúng ta có thể đặt mục tiêu giảm thiểu đáng kể, nếu không muốn nói là loại bỏ các nguy cơ của dịch bệnh và đại dịch trong tương lai. Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có thể khẳng định điều đó
Tiêu diệt bệnh tật ngay khi nó hình thành
Cải thiện khả năng giám sát toàn cầu, khả năng giải trình tự gene, đầu tư vào năng lực sản xuất và giảm thời gian phát triển vaccine sẽ giúp loại bỏ các bệnh mới hình thành trước khi chúng có thể gây hại.
Tốc độ là điều rất quan trọng. Chúng ta mất 314 ngày kể từ khi công bố trình tự gene coronavirus vào tháng 1/2020 cho đến khi BioNTech / Pfizer nộp dữ liệu thử nghiệm vaccine lâm sàng giai đoạn 3 cho các cơ quan quản lý – đây là một bước đột phá trong ngành, so với việc việc phát triển sản phẩm có thể mất hàng thập kỷ. Tuy nhiên ngay cả thời gian này vẫn còn quá dài.
Về lâu dài, mục tiêu đầy tham vọng của chúng ta là rút ngắn khoảng thời gian này xuống chỉ còn 100 ngày. Nếu điều này xảy ra trong đại dịch hiện tại, thì chúng ta đã có vaccine vào tháng 5/2020 chứ không mãi đến tháng 12. Được như vậy có thể tránh được hàng triệu ca tử vong và nền kinh tế của chúng ta cũng sẽ được phục hồi nhanh hơn nhiều.
Đức là một trong những nước trên thế giới có thể thực hiện phản ứng nhanh như vậy. Đức không chỉ có các công ty hàng đầu thế giới về phát triển vaccine mà còn có các tổ chức khoa học nổi bật trên thế giới như Viện Robert Koch và Viện Y học Nhiệt đới Bernhard Nocht (BNITM).
Với Trung tâm Nhận thức về Đại dịch và Dịch bệnh của WHO, có trụ sở tại Berlin, Đức hiện cũng là nơi có trung tâm toàn cầu để điều phối mọi hoạt động đối phó của chúng ta với các nguy cơ dịch bệnh mới nổi. Trung tâm khai trương vào tháng chín; Người lãnh đạo trung tâm, Chikwe Ihekweazu, là chuyên gia về sức khỏe cộng đồng có trình độ nghiệp vụ cao.
Chuẩn bị với các nguyên mẫu vaccine
Chuẩn bị với các nguyên mẫu vaccine Do sự can thiệp của con người vào tự nhiên ngày càng tăng, các bệnh mới xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Những dịch bệnh tới đây có thể gây tử vong nhiều hơn so với COVID-19. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vaccine chống lại các mối đe dọa đã biết – chẳng hạn như sốt Chikungunya, Nipah và Lassa – đồng thời phát triển một kho vaccine nguyên mẫu để có thể nhanh chóng thích ứng khi xuất hiện các loại virus liên quan.
Liên minh tiêm chủng toàn cầu CEPI (Coalition for Epidemic Preparedness Innovations) đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Đây là tổ chức toàn cầu duy nhất dành riêng cho việc phát triển vaccine chống lại các bệnh mới nổi và điều hành hơn 30 chương trình vaccine chống lại các mối đe dọa liên quan, bao gồm cả COVID-19. Các công ty và nhà khoa học sáng tạo của Đức luôn đi đầu trong nhiều chương trình Một nơi tưởng nhớ những người đã mất vì đại dịch COVID-19 ở nghĩa trang Green Wood, Blooklyn, Mỹ. nghiên cứu của chúng tôi, bao gồm IDT Biologika, BNITM, GISAID, Viện Robert Koch và Viện Paul Ehrlich.
Là thành viên sáng lập của CEPI, Đức cũng là nhà tài trợ lớn nhất của CEPI. Sự hỗ trợ này rất quan trọng đối với những nghiên cứu và phát triển có tính đột phá của chúng tôi cũng như cam kết của chúng tôi trong việc tiếp cận công bằng với vaccine trong thời kỳ đại dịch hiện nay. Qua đó đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của một số loại vaccine COVID-19 và cung cấp các liều vaccine trên toàn thế giới thông qua sáng kiến Covax, trong đó CEPI là đơn vị đi đầu.
Hiện chúng tôi đang đề nghị Đức hỗ trợ kế hoạch hành động năm năm trị giá 3 tỷ euro của chúng tôi và đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo quan trọng này. Điều này cho phép chúng tôi tăng cường và bổ sung đầu tư quốc gia để thúc đẩy ranh giới của nghiên cứu và phát triển vaccine và giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Quá khứ đã chỉ ra rằng mầm bệnh có thể tàn phá quy mô tương đương một xung đột quân sự trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nỗ lực y tế công cộng quốc gia chỉ có thể có hiệu quả nếu được xây dựng trên nền tảng sức khỏe toàn cầu. Do đó, nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách là phải phá vỡ vòng tuần hoàn của dịch bệnh và đại dịch đã ám ảnh nhân loại trong nhiều thiên niên kỷ bằng các khoản đầu tư dài hạn trên toàn cầu. Chúng ta không có nhiều thời gian để mất.