Phóng sự ảnhTài nguyên Hàng chục cây sưa trăm tuổi ở Quảng Nam bị “xẻ thịt” không thương tiếc 02/11/2021 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Gần 1 tháng nay, người dân ở Quảng Nam rất bức xúc khi thấy nhiều cây sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị “xẻ thịt” không thương tiếc. Ông Nguyễn Duy H. (xã Tam Lộc) cho biết, từ đầu tháng 10 cho đến nay, tại tiểu khu 577, rừng phòng hộ Ma Phan (xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) xuất hiện tình trạng người dân đưa xe cơ giới và máy cưa xẻ gỗ tại chỗ. Những người này ngang nhiên đốn hạ hàng loạt cây sưa cổ thụ hơn 100 năm tuổi. Đây là những cây sưa hàng trăm năm tuổi bị bứng gốc không thương tiếc. “Những cây sưa này được chúng tôi xem như báu vật mà cha ông để lại. Từng thế hệ nối tiếp nhau bảo vệ và gìn giữ cây sưa để đưa những câu chuyện có thật từ thời chiến tranh truyền lại cho con cháu. Thấy rừng bị đào bới, xẻ thịt, người dân chúng tôi quá bức xúc nên chặn đường không cho xe ra vào. Mỗi cây sưa hơn 100 năm tuổi, có cây hơn 200 năm tuổi vẫn bị đốn hạ” – ông H. chia sẻ. Rừng phòng hộ Ma Phan có diện tích 327ha, trong đó 210ha rừng tự nhiên do xã Tam Lộc quản lý, diện tích còn lại là đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất người dân tự khai hoang canh tác lâu đời. Năm 2004, UBND thị xã Tam Kỳ (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn Quang (thôn Tây Lộc) với diện tích 4,5ha, mục đích sử dụng xây dựng trang trại chăn nuôi. Ông Phan Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Tam Lộc thừa nhận, việc số cây sưa trong rừng phòng hộ Ma Phan bị đốn hạ, bán cho người khác là có và do hộ ông Nguyễn Văn Quang đứng ra bán. Ông Quang làm hồ sơ trực tiếp gửi kiểm lâm để xin bán số sưa trong rừng phòng hộ chứ không có giấy tờ gì thông qua xã. Xã đã làm việc với lực lượng kiểm lâm và yêu cầu dừng cấp phép cho việc khai thác gỗ sưa để phối hợp với địa phương xác định vị trí số cây sưa bị khai thác. Tại rừng phòng hộ Ma Phan treo biển báo nghiêm cấm chặt phá, khai thác rừng trái phép. Ông Hồ Lương (ở thôn Tây Lộc) bức xúc cho biết gỗ sưa trong rừng phòng hộ Ma Phan do đời ông bà để lại bị nhóm người đưa máy móc vào khai khác nhưng gia đình không hề hay biết và cũng không thông qua chúng tôi. “Mang tiếng là rừng phòng hộ nhưng những cây gỗ quý hiếm như gỗ muồng đen, cây sưa cổ thụ bị phá hết. Chúng tôi mong huyện và tỉnh phải có phương án nào để bảo vệ cánh rừng này chứ để thời gian ngắn nữa chắc cũng bị cạo trọc cả”- ông Lương nói. Ông P.V.T (thôn Tây Lộc) nói: “Thấy cây sưa bị đốn hạ chúng tôi rất đau lòng. Chúng tôi cố giữ được chừng nào thì hay chừng đó, chứ bán đi hết thì mất đi giá trị vốn có của khu rừng. Cây sưa đã có hàng trăm năm cần được bảo vệ”. Hạt Kiểm lâm Nam Quảng Nam đã kiểm tra thực tế tại hiện trường, trên diện tích rừng của ông Nguyễn Văn Quang có 15 cây sưa vườn trồng trên đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nay khai thác. Ông Bùi Văn Tưởng – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Nam Quảng Nam cho hay, khu vực này thuộc rừng phòng hộ nhưng sổ đỏ cấp cho hộ ông Nguyễn Văn Quang vào năm 2004 và có thời hạn đến năm 2054. Đến năm 2007 thì mới có quy định quy hoạch rừng phòng hộ Ma Phan. Theo quy định không ai tranh chấp thì người có sổ đỏ mảnh đất được quyền sử dụng. Vì thế, việc ông Quang bán cây sưa trên đất của mình là đúng quy định. Nguồn: Thanh Chung/Báo Lao động Bài liên quan: Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm? Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Lâm Đồng: 37,5 ha rừng mất tại dự án sân golf The Dàlat At 1200 Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời”