Mẹ Thiên nhiên đã mất hàng triệu năm để hoàn thiện công nghệ giảm thiểu CO2 nhờ vào cá voi. Và điều mà con người cần làm là hãy để cho chúng sống khỏe mạnh.
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng do con người gây nên bởi sự tăng dần của hiệu ứng nhà kính. Sự tiêu thụ năng lượng, các hoạt động hàng ngày của con người đã thải khí CO2 ngày càng nhiều.
Những năm qua, bằng chứng con người là tác nhân chính góp phần vào biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, những thay đổi gây mất cân bằng của con người gây ra tạo nên những mối đe dọa đến môi trường.
Cá voi được xem như “nhà vận chuyển” các chất dinh dưỡng đi vòng quanh đại dương. Cá voi ngoi lên mặt nước thở và mang thải phân ở tầng nước mà tia sáng có thể lọt qua ở trên bề mặt của biển. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật hấp thu khí CO2.
Cá voi thải ra ngoài một lượng lớn phân giàu sắt và nitơ – những khoáng chất rất quan trọng nhưng lại khan hiếm đối với sự phát triển của thực vật phù du. Những khu vực như Nam Cực, nơi chất sắt rất khó tìm, phụ thuộc vào cá voi thải ra trên bề mặt của biển để giúp phù du sinh trưởng. Thực vật phù du giúp loại bỏ CO2 ra khỏi không khí thông qua quá trình quang hợp. Nhuyễn thể ăn thực vật phù du và khi nhuyễn thể chết đi, chúng chìm sâu xuống đáy đại dương, mang theo lượng carbon khỏi vòng tuần hoàn trên mặt nước.
Theo đó, mỗi một con cá voi sinh sống trong đại dương lúc này đều là một nhà máy thu giữ carbon khổng lồ.
Một con cá voi lớn có thể hấp thụ trung bình 33 tấn CO2 trong cuộc đời, trước khi chúng chết và chìm xác xuống đáy đại dương. Những cái xác cũng sẽ tồn tại ở đó trong nhiều thế kỉ mới phân hủy.
Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của loài người bây giờ nên được tiên phong bằng một nỗ lực quốc tế, nhắm đến việc khôi phục quần thể cá voi đang bị sụt giảm ở tốc độ tương đương 1,3 triệu năm từ hoạt động săn bắt công nghiệp của con người.
Tuy nhiên, số lượng của cá voi đang suy giảm. Phân của cá voi có thể không phải là nguồn sống duy nhất cho thực vật phù du, nhưng những vùng nước nghèo chất dinh dưỡng như các vùng biển Nam Thái Bình Dương, là một yếu tố rất cần thiết.
Ngoài việc tự nạp vào cơ thể mình một lượng CO2 đáng kể, cá voi còn hỗ trợ các loài thực vật phù du phát triển, đóng góp ít nhất 50% lượng oxy cho bầu khí quyển Trái Đất và thu lại lượng CO2 nhiều hơn cả 1,7 nghìn tỉ cây xanh cộng lại. Đó là một diện tích tương đương với 4 khu rừng Amazon.
Cũng theo bản báo cáo, chỉ cần tăng năng suất của các loài thực vật phù du lên thêm 1%, các tác động khí hậu tích cực từ đó sẽ tương đương với việc có thêm 2 tỉ cây xanh trưởng thành xuất hiện cùng lúc.
Bảo vệ cá voi và phát triển các loài thực vật phù du cho phép chúng ta quy đổi những lợi ích con số. Các nhà khoa học ước tính giá trị của một con cá voi lên tới hơn 2 triệu USD, đã bao gồm giá trị carbon được cô lập trong suốt cuộc đời của nó, cũng như các đóng góp kinh tế khác như thúc đẩy ngư nghiệp và du lịch sinh thái.
Họ lập luận rằng nếu quần thể cá voi được bảo tồn và gia tăng lên ngưỡng 4 đến 5 triệu cá thể – bằng với số cá voi tồn tại trên Trái Đất trước thời đại săn bắt công nghiệp – thì mỗi năm chúng sẽ thu được 1,7 tỉ tấn CO2 và tạo ra giá trị tương đương với 13 tỉ USD.
Rõ ràng, những lợi ích từ việc bảo vệ loài động vật có vú lớn nhất hành tinh quả thực không hề nhỏ.
Trước năm 1986, việc săn bắt cá voi được cho là bình thường. Người ta còn tin rằng nếu số lượng cá voi ít đi thì nhuyễn thể sẽ tăng. Tuy nhiên, điều này đã sai, cả hệ sinh thái bị sụp đổ khi số lượng cá voi bị giảm rõ rệt.