Các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp biến đổi rác thải nhựa trở thành những nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu cho máy bay trong chưa đầy 1 giờ.
Ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, khoảng 10 triệu tấn nhựa đang trôi ra biển mỗi năm và con số này dự kiến còn tiếp tục tăng bất chấp những nỗ lực thu gom và tái chế rác.
Hiện nay, phần lớn rác thải nhựa được tái chế cơ học, thông qua nấu chảy và định hình lại để tạo ra sản phẩm mới, nhưng quá trình này làm giảm giá trị kinh tế và chất lượng của nhựa được thu hồi.
Một phương pháp khác là tái chế hóa chất tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, nhưng lại rất tốn kém và mất nhiều thời gian nếu áp dụng trên diện rộng. Nói cách khác, những giải pháp này đều không tạo ra động lực tài chính để thúc đẩy việc tái chế nhựa trên toàn thế giới.
Trong báo cáo trên tạp chí Chem Catallysis, Đại học Bang Washington (WSU) cho biết kỹ thuật mới này có hiệu quả cao về mặt chi phí với khả năng chuyển đổi gần 90% nguyên liệu đầu vào.
Quy trình cũng diễn ra nhanh chóng, chỉ mất chưa đầy 1 giờ từ đầu đến cuối; Có thể chuyển đổi khoảng 90% nhựa thành các thành phần được sử dụng để sản xuất nhiên liệu máy bay ở nhiệt độ 220 độ C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ở phương pháp tái chế cơ học.
Tác giả chính của dự án, PGS Lâm Hồng Phi từ Trường Đại học Bang Washington khẳng định với Daily Mail: “Trong ngành công nghiệp tái chế, chi phí là yếu tố then chốt nên công trình là cột mốc quan trọng để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ mới”.
Nhóm nghiên cứu tin rằng phương pháp của họ sẽ tạo thêm động lực cho các sáng kiến tái chế nhựa trong tương lai. “Trong ngành công nghiệp tái chế, chi phí là yếu tố then chốt. Công trình này là một bước tiến dài để chúng tôi đưa công nghệ chuyển đổi nhựa mới vào thương mại hóa”, tác giả chính Hongfei Lin từ WSU nhấn mạnh.
Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, chẳng hạn như phân hủy sinh học thay vì xử lý truyền thống, là ưu tiên hàng đầu. Hồi tháng 7, hai nhà khoa học người Mỹ Stephen Tecktmann và Ting Liu giành được giải thưởng Future Insight năm 2021 vì đã tạo ra quy trình cho phép tái chế nhựa thành protein.