Bộ Năng lượng Mỹ ngày 08/09 công bố kế hoạch chiến lược đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn cung cấp chính, chiếm tới 40% sản lượng điện quốc gia vào năm 2035, tăng hơn 10 lần so với hiện nay.
Trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Mỹ cần lắp đặt mới 30 GW điện mặt trời, từ năm 2025 – 60 GW/năm, đưa tỷ trọng NLTT lên 83%, bao gồm mặt trời 40%, gió 36%, thủy điện 5-6%. Tạm thời kế hoạch này khá tham vọng so với thực tế.
Trong khi đó Chính quyền Trung Quốc mới đây đã khởi động hệ thống mua bán điện “xanh” thí điểm để định hướng xã hội tiêu thụ năng lượng “xanh” và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ carbon thấp.
Số liệu năm 2020 cho thấy, công suất lắp đặt điện mặt trời đạt mức kỷ lục 15 GW, đưa tổng công suất phát điện mặt trời Mỹ lên 76 GW, chiếm 3% nguồn cung điện. Để hoạt động NLTT (gió và mặt trời) không bị gián đoạn, cần đầu tư mở rộng hạ tầng tích điện từ 30 GW hiện nay lên 400 GW vào năm 2035 và 1.700 GW vào năm 2050.
Chi phí đầu tư cho chiến lược phát triển điện mặt trời chưa được công bố, nhưng hiệu quả từ cắt giảm phát thải CO2, cải thiện chất lượng không khí được ước tính 1.100 – 1.700 tỷ USD.
Trước đó, theo nghiên cứu mới của hãng tin Bloomberg, các tập đoàn công nghệ đã mua 23,7 GW năng lượng sạch vào năm 2020, tăng từ 20,1 GW năm 2019 và 13,6 GW năm 2018. Báo cáo cho thấy, các hợp đồng năng lượng sạch đã được ký kết bởi hơn 130 công ty trong các lĩnh vực từ dầu khí đến công nghệ lớn.
Mỹ trở thành thị trường lớn nhất khi các công ty công bố đã mua khoảng 11,9 GW năng lượng tái tạo. Các tập đoàn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đã mua năng lượng sạch ở mức kỷ lục là 2,9 GW từ năng lượng mặt trời và gió. Đặc biệt, với sự tự khẳng định mình là một thị trường sử dụng năng lượng sạch trong các doanh nghiệp lớn vào năm 2020, Đài Loan (Trung Quốc) đã ký các thỏa thuận mua bán điện với tổng công suất lên đến 1,25 GW.
Việc mở rộng sản xuất tấm pin mặt trời chắc chắn sẽ kéo giá nhôm thế giới tăng, bởi riêng điện mặt trời tiêu thụ 85% nhôm sử dụng trong sản xuất điện sạch.
Chính quyền Trung Quốc mới đây đã khởi động hệ thống mua bán điện “xanh” thí điểm để định hướng xã hội tiêu thụ năng lượng “xanh” và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ carbon thấp, cụ thể là người tiêu dùng năng lượng sẽ tích cực giao dịch trực tiếp với các công ty sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Hệ thống mới được thiết kế để hoàn thành các giao dịch như trên và người dùng sẽ trả thêm một khoản bảo hiểm giá trị môi trường.
Dự án thử nghiệm được quản lý bởi Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) và Cơ quan quản lý năng lượng quốc gia (NEA), sẽ được thực hiện trên các sàn giao dịch điện ở Bắc Kinh và Quảng Châu, do hai nhà điều hành lưới điện hàng đầu của Trung Quốc là Tập đoàn Điện lực quốc gia và Công ty truyền tải điện Nam Trung Quốc. Hệ thống mua bán điện “xanh”mới sẽ được liên kết với hệ thống chứng chỉ xanh hiện có.
Việc tăng cường mua bán năng lượng của các công ty công nghệ lớn đã ảnh hưởng và có tác động rất lớn đến việc định hình sự phát triển của năng lượng sạch, đặc biệt là ở Mỹ với việc lắp đặt các hệ thống năng lượng gió và năng lượng mặt trời mới đạt mức kỷ lục ở Mỹ vào năm 2020. Hiện nay, nhiều hãng công nghệ không đơn thuần chỉ là hoạt động trong lĩnh vực công nghệ mà họ đang tìm cách cải thiện mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ của họ, thị trường năng lượng tái tạo doanh nghiệp đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây.