Đến sáng 1/9, thế giới có tổng số 218.471.298 ca nhiễm và 4.532.387 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 574.232 ca nhiễm và 8.806 ca tử vong mới. Châu Á vẫn là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới.
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 1/9, đã có 195.311.958 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 18.626.953 ca bệnh đang điều trị, có 18.520.752 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 106.201 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 127.908 ca nhiễm mới, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Ấn Độ (43.072 ca) và Anh (32.181 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.187 ca, sau đó là Brazil (882 ca) và Nga (795 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 70.118.047 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 1/9, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong một ngày qua, châu lục này ghi nhận thêm 233.646 ca nhiễm mới và 3.415 ca đã tử vong do COVID-19. 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 32.810.892; 6.388.331 và 4.992.063 ca; và 3 quốc gia có số trường hợp tử vong cao nhất là Ấn Độ (439.054 ca); Indonesia (133.023) và Iran (107.794 ca).
Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 124.947 ca nhiễm và 1.595 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 55.332.413 ca nhiễm mới và 1.173.272 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Nga, Anh và Pháp tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 6.918.965; 6.789.581 và 6.765.708 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Đồng thời, Nga cũng là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 183.224 ca, sau khi ghi nhận thêm 795 ca tử vong mới trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Anh (132.535 ca) và Italy (129.221 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 48.079.286 ca, trong đó có 994.833 ca tử vong và 37.697.090 ca được điều trị khỏi. Với 40.078.681 ca nhiễm và 657.863 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 3.341.264 và 1.499.163 ca nhiễm, cùng 258.491 và 26.932 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 35.820 ca nhiễm và 1.198 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 36.920.219 ca và 1.130.501 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 25.586 ca nhiễm mới, sau đó là Argentina với 6.731 ca và Colombia với 1.822 ca. Cùng với đó, với 882 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau là Argentina với 205 ca tử vong mới và Colombia với 62 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 1/9, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 7.857.840 ca, trong đó có 196.673 ca tử vong và 6.970.260 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.777.659 ca nhiễm và 82.261 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 7.084 ca nhiễm mới và 431 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 860.948 và 664.034 ca nhiễm bệnh cùng 12.649 và 23.451 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 162.772 ca nhiễm (tăng 1.799 ca) và 2.151 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 11 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 1.244 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 53.856 ca, trong đó 1.006 ca tử vong (tăng 4 ca).
Sau hơn một năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu, thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, tạo ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn, như biến thể Delta đang hoành hành tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự lây lan của biến thể Delta đang là mối đe dọa với nhiều nước thế giới khi số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng.
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học của Đại học Y và Nha khoa Tokyo vừa phát hiện một loại biến thể Delta mới mang đột biến tương tự như biến thể Alpha. Loại biến thể Delta mới này được phát hiện ở một bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại một bệnh viện thuộc trường đại học này vào đầu tháng 8. Biến thể Delta mới vừa mang đột biến L452R giống như biến thể Delta thông thường, vừa mang đột biến N501S, tương đồng với đột biến N501Y trên biến thể Alpha. Bệnh nhân này chưa từng đi ra nước ngoài và mắc COVID-19 do tiếp xúc cộng đồng. Các nhà khoa học Đại học Y và Nha khoa Tokyo tin rằng nhiều khả năng đột biến N501S đã xảy ra ở Nhật Bản. Cho đến nay, có 8 ca nhiễm biến thể Delta mới được ghi nhận ở bên ngoài Nhật Bản, nhưng vẫn chưa rõ mức độ lây lan của biến thể này.
Tại Nam Phi, các nhà khoa học cũng đang theo dõi một biến thể mới của SARS-CoV-2 với tỷ lệcao bất thường. Viện các bệnh truyền nhiễm Nam Phi thông báo biến thể C.1.2 này có khả năng lây nhiễm nhanh gấp 2 lần so với các biến thể đã được xác định trên toàn cầu. Biến thể này chiếm tỷ lệ nhỏ các ca nhiễm sau khi lần đầu tiên được phát hiện hồi tháng 5 vừa qua, tuy nhiên, trong tháng 7, số ca nhiễm biến thể này đã tăng 0,2% và hiện biến thể này đã được phát hiện tại toàn bộ các tỉnh của Nam Phi, cũng như ở Trung Quốc, Anh, New Zealand và Mauritius.