Cuối thế kỷ này, 95% bề mặt đại dương trở nên không còn thích hợp cho sự sống

Các nhà khoa học từ Đại học Đông Bắc Mỹ phân tích dữ liệu về khí hậu toàn cầu trên các đại dương vào đầu thế kỷ XIX, cuối thế kỷ XX và chuẩn bị dự báo cho năm 2100. Theo họ, vào thời điểm đó, có tới 95% bề mặt của các đại dương sẽ trở nên không thích hợp cho sự sống của các loài sinh vật biển, theo EurekAlert.

Năm 2100, có tới 95% bề mặt của các đại dương sẽ trở nên không thích hợp cho sự sống của các loài sinh vật biển. (Ảnh minh họa: yan.vn)

Các tác giả nghiên cứu xem xét hai kịch bản có thể xảy ra đối với sự phát triển của các sự kiện. Đầu tiên, đỉnh điểm phát thải khí nhà kính sẽ xảy ra vào năm 2050, sau đó các chỉ số sẽ giảm xuống. Thứ hai, lượng khí thải sẽ phát triển ổn định cho đến cuối thế kỷ 21.

Theo kịch bản đầu tiên, 35,6% bề mặt đại dương sẽ trở nên không còn thích hợp cho sự sống. Trong trường hợp xấu nhất là 95%.

Điều gì đã làm cho môi trường không thể sống được?

Các nhà khoa học cho rằng, nước sẽ nóng lên, độ pH giảm xuống – môi trường sẽ trở nên axit hóa hơn. Ngoài ra, sẽ có ít aragonit trên bề mặt đại dương – một loại khoáng chất giúp san hô sinh trưởng và các sinh vật biển khác sử dụng để tạo thành vỏ.

Điều này có nghĩa là các sinh vật biển sẽ phải thích nghi bằng cách chìm xuống gần đáy hơn. Tuy nhiên, khả năng thích ứng với điều kiện mới sẽ bị hạn chế do sự nóng lên và axit hóa gần như đồng đều của nước.

Trước đó, Liên Hiệp Quốc công bố một báo cáo mới về biến đổi khí hậu, nói rằng sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy và là một số quá trình đã không thể đảo ngược.