Dữ liệu được tổng hợp từ 8 trạm trải khắp Nam Cực trong 25 năm qua, cho thấy mức ozon trên mặt đất đang tăng đều đặn.
Tầng ozon, được tìm thấy ở tầng bình lưu trong bầu khí quyển của trái đất, giúp che chắn các cư dân sống trên hành tinh khỏi các tia cực tím có hại. Ở các độ cao thấp hơn – ví dụ như trong tầng đối lưu, ozon có thể kích hoạt sự hình thành khói và gây kích ứng phổi và cổ họng.
Kể từ khi các nhà khoa học tìm thấy một lỗ thủng trong tầng ozon phía trên Nam Cực, Lục địa phía Nam đã trở thành một địa điểm quan trọng để quan sát khí quyển, theo dõi những thay đổi và đánh giá tác động của sự thay đổi nồng độ ozon ở cả tầng bình lưu và đối lưu.
Dữ liệu được tổng hợp từ 8 trạm trải khắp Nam Cực trong 25 năm qua, cho thấy mức ozon trên mặt đất đang tăng đều đặn. Mặc dù phần lớn sự gia tăng nồng độ ozon có thể được giải thích là do các lớp băng tuyết tan chảy và sự đảo lộn khí quyển tự nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy một lượng đáng kể ô nhiễm ozon đang được vận chuyển từ các khu vực lân cận, bao gồm Nam Mỹ.
Trong các nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu có kế hoạch đo sự thay đổi ozon ở Bắc Cực và trên Cao nguyên Tây Tạng, cũng như đánh giá tác động của ô nhiễm ozon đối với các kiểu khí hậu toàn cầu.