Loài thú móng guốc đặc hữu, quý hiếm nói trên vừa phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Thông tin này vừa được Ban quản lý Khu bảo tồn Phong Điền cùng Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt công bố khiến nhiều chuyên gia, giới nghiên cứu động vật quan tâm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thành lập năm 2006, trên khu vực rộng gần 41.000ha thuộc huyện A Lưới và Phong Điền. Để có được kết quả đó, hàng trăm bẫy ảnh đã được đặt ở nhiều nơi trong nhiều tháng liền.
Tháng 3/2021, rất nhiều cán bộ của Ban quản lý Khu bảo tồn Phong Điền cùng Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt lên đường vào khu vực rừng sâu để tiến hành đặt hơn 100 bẫy ảnh. “Có những ngày chúng tôi phải băng rừng hơn 30km, leo từ dốc núi này sang đỉnh núi khác”, kỹ sư Trần Văn Nhật – thành viên của đoàn đặt bẫy ảnh kể lại.
Một ngày cuối tháng 5, cả nhóm tiếp tục vào rừng để tháo bẫy ảnh đưa về. Trong những bẫy ảnh có bẫy ghi lại được hình ảnh loài mang quý hiếm. Các thành viên vào mạng tra, và đoán đó là loài mang móng guốc nguy cấp.
Ông Lê Ngọc Tuấn – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, khi nhận được thông tin rất vui mừng bởi tưởng chừng loài mang này đã tuyệt chủng. Trong số ảnh thu về có hơn 10 ảnh chụp được mang, trong đó có bức chụp ban ngày, có bức chụp ban đêm rất rõ nét, chi tiết.
Ngay khi nhận được thông tin, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn đã liên hệ với Tiến sĩ Rob Timmins – Giám đốc kỹ thuật Saola Foundation, chuyên gia hàng đầu thế giới về thú móng guốc để trao đổi thông tin một cách chính xác.
Từ những hình ảnh được gửi đến, Tiến sĩ Rob Timmins nhận định rằng đó không phải mang lớn. Ông nghi ngờ giữa mang Trường Sơn và mang roosevel. Điều đặc biệt, là cả hai loại này cùng loài thú móng guốc đặc hữu, quý hiếm vừa phát hiện hoặc tái phát hiện tại Việt Nam và Lào.
Không chỉ phát hiện loài mang tưởng như rơi vào tuyệt chủng ấy, hơn 100 bẫy ảnh sau khi thu về và trích xuất phát hiện rất nhiều loài thú và chim quý. Trong đó phải kể đến những loài nguy cấp như trĩ sao, thỏ vằn Trường Sơn, sơn dương, khỉ mặt đỏ, cầy vằn… với số lượng nhiều hơn so với những đợt đặt bẫy trước đó.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn nói rằng từ những phát hiện đó có thể khẳng định rằng vùng sinh thái Trung Trường Sơn vẫn còn đang ẩn chứa những điều thú vị cần tiếp tục khám phá. Vì thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tiếp tục cùng các tổ chức quốc tế lên kế hoạch hành động bảo tồn một cách hiệu quả vùng cảnh quan quan trọng này. Lâu dài, hướng đến xây dựng khu sinh quyển dự trữ thế giới cho vùng hành lang xanh nối các khu bảo tồn hiện có tại tỉnh.
Những hình ảnh về các loại động vật quý hiếm vừa được phát hiện: