Một năm nóng nhất hành tinh đã được ghi nhận và một đại dịch toàn cầu đang thúc đẩy tình trạng mất an ninh lương thực.
Theo Deutsche Welle, việc hạn chế tiêu thụ thịt là điều cần thiết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhưng đó là một câu chuyện phức tạp hơn ở các quốc gia đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
Một năm nóng nhất hành tinh đã được ghi nhận và một đại dịch toàn cầu đang thúc đẩy tình trạng mất an ninh lương thực, cũng như suy dinh dưỡng gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo Liên Hiệp Quốc, gần 690 triệu người phải chịu nạn đói vào năm 2019. Và con số này dự báo tăng lên 130 triệu vào cuối năm 2020 vì đại dịch.
Khoảng 1/10 dân số đang trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn cầu, với nạn đói phổ biến nhất ở Đông Nam Á và mở rộng nhanh nhất ở châu Phi cận Sahara. Tình trạng khan hiếm nước và xung đột khu vực chỉ làm khủng hoảng thêm sâu sắc.
“Chăn nuôi bền vững sẽ là trọng tâm để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực ở những khu vực này”, các chuyên gia tại Diễn đàn Toàn cầu về Nông nghiệp và Lương thực (GFFA) cho biết.
Động vật chăn thả chuyển đổi thức ăn chất lượng thấp thành protein chất lượng cao với các axit amin thiết yếu không có trong thực vật. Những người chăn gia súc hỗ trợ gia sức để biến thức ăn dinh dưỡng thấp thành thịt chất lượng cao và protein từ sữa và những người này thường không trồng trọt và để đất trống.
Phó Giám đốc bộ phận tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế Claudia Ringler cho biết: trong khi có sự tiêu thụ quá mức đối với một số sản phẩm thịt ở các nước thu nhập cao, thì vấn đề “còi xương” do suy dinh dưỡng thường là kết quả của việc hạn chế tiếp cận với các protein hoàn chỉnh hơn. Suy dinh dưỡng mãn tính khiến cho 144 triệu trẻ em dưới 5 tuổi “thấp còi” vào năm 2019.
Ông Björn Niere, Phó Trưởng bộ phận “Phòng chống đại dịch, một sức khỏe, sức khỏe động vật, đa dạng sinh học” tại Bộ Hợp tác và Phát triển Đức cho biết: “Khoảng một tỉ người rất nghèo dựa vào chăn nuôi trang trại nhằm sản xuất thực phẩm cho cuộc sống và sinh kế của họ”.
Một mô hình canh tác bền vững được gọi là nông nghiệp kết hợp chăn nuôi hỗn hợp và hệ thống canh tác như một phương tiện tốt nhất để đảm bảo an ninh lương thực.
Khả năng chống chọi với tình trạng khan hiếm nước và hạn hán là một mục tiêu khác, với nhiệt độ tăng gần đây có liên quan đến việc gia tăng suy dinh dưỡng ở trẻ em và một chế độ ăn kém đa dạng hơn.
Điều này hoàn toàn trái ngược với sản xuất thịt công nghiệp ở các nước phát triển.
Ngược lại, khả năng tiếp cận các sản phẩm thịt và sữa bền vững trên khắp bán cầu Nam rất phức tạp. Do, các sản phẩm như vậy thường được bán ở thị trường “ẩm ướt”, như chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc. Một căn bệnh lây truyền từ động vật sang người có sức tàn phá khủng khiếp như vậy đã làm dấy lên những lời kêu gọi cấm chợ ẩm thực.
Điều trớ trêu của tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng là con người hiện đang sản xuất nhiều lương thực hơn đáng kể so với nhu cầu của họ. Thủ phạm chính là chất thải thực phẩm góp phần gây phát thải khí nhà kính đáng kể và làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Từ đó sẽ hạn chế sản xuất lương thực trong tương lai.
“Nếu thất thoát và lãng phí lương thực là một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ là nơi phát thải carbon lớn thứ 3”, Giám đốc và Chủ tịch của Trung tâm Xuất sắc về Hệ thống Thực phẩm Bền vững Lindiwe Majele Sibanda cho biết.