Việc phát hiện nhiều cá thể mới nghi là rùa Hồ Gươm ở Việt Nam có thể cứu loài rùa quý hiếm nhất thế giới này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Vào năm 2019, loài rùa mai mềm khổng lồ Thượng Hải, một giống rùa quý hiếm nhất thế giới, đã bị thiệt hại đáng kể sau khi con cái cuối cùng của loài này đã chết sau khiên tiến hành thụ tinh nhân tạo tại vườn thú Trung Quốc, báo The New York Times đưa tin.
Điều này khiến loài này chỉ còn lại hai cá thể duy nhất trên thế giới gồm một con đực ở Trung Quốc và một ở Việt Nam.
Rùa Hồ Gươm trước nguy cơ tuyệt chủng
Giống rùa mai mềm Thượng Hải, tại Việt Nam thường được gọi với cái tên quen thuộc là rùa Hồ Gươm. Loài rùa này có thể nặng hơn 168 kg, dài hơn 6 m và sống hơn 100 năm.
Ở Việt Nam, loài rùa này mang một ý nghĩa văn hóa đặc biệt. Truyền thuyết kể rằng chính con rùa này đã cho Lê Lợi mượn gươm thần, giúp ông đánh thắng quân Minh. Sau khi thắng trận, nhà vua đã mang gươm thần trả lại cho rùa vàng. Từ đó, cái hồ nơi con rùa trao gương cho nhà vua được đặt tên là hồ Gươm, hoặc hồ Hoàn Kiếm.
Trong những thập niên gần đây khi Việt Nam đô thị hóa, vẫn còn một con rùa Hồ Gươm sống trong hồ, dù hồ ngày càng ô nhiễm nặng. Đến năm 2016, một cá thể rùa Hồ Gươm đực, thường được gọi là Cụ rùa, đã qua đời do tuổi già.
Phát hiện thêm 3 cá thể rùa mới nghi là rùa Hồ Gươm
Vào năm 2003, Tim McCormack, giám đốc Chương trình Rùa Châu Á, bắt đầu khảo sát các con sông nơi loài rùa Hồ Gươm từng sinh sống. Anh ta tìm thấy một vài mai rùa trong nhà của người dân và hầu hết các ngư dân nói với ông rằng con vật quý giá một thời đã biến mất. Tại Trung Quốc, các cuộc tìm kiếm loài rùa này cũng không được khuyến khích.
Đến năm 2007, ông McCormack và các đồng nghiệp của mình cuối cùng cũng đã chụp được ảnh của một con rùa giống rùa Hồ Gươm ở hồ Đồng Mô, thuộc khu vực phía Tây Hà Nội. Họ đã thuê ngư dân để mắt đến con rùa và tiếp tục làm công việc cải thiện môi trường sống, nâng cao nhận thức cộng đồng và khảo sát thêm để tìm thêm những con rùa giống Hồ Gương khác. Vào năm 2014, họ đã sử dụng các công cụ di truyền để xác nhận con rùa kia đích thị là loài rùa Hồ Gươm quý hiếm nhất thế giới.
Mới đây, các nhà bảo tồn và bác sĩ thú y thông báo rằng con rùa ở Việt Nam là con cái.
“Đây là một tin tức rất đặc biệt. Ngay cả những người không làm việc trong lĩnh vực bảo tồn như bạn bè và gia đình của tôi cũng cho rằng đây là tia hy vọng mới!” – Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã Việt Nam cho biết.
Chưa hết, các cuộc săn lùng loài rùa Hồ Gươm được ráo riết triển khai ở Việt Nam khiến ngày càng có nhiều hy vọng về việc bảo tồn được giống rùa quý hiếm này.
Hai năm sau, một báo cáo mới về một con rùa khác xuất hiện ở hồ Xuân Khanh, ngay phía bắc hồ Đồng Mô. Các nhà khoa học từ Đại học Washington (Mỹ) đã sử dụng eDNA – một phương pháp tìm kiếm vật liệu di truyền của loài trong các mẫu lấy được ở môi trường – và cho rằng cá thể rùa ở hồ Xuân Khánh rất có thể là rùa Hồ Gươm. Người ta cũng phát hiện thêm một con rùa khác tại hồ này nhưng vẫn không nhận thấy có dấu hiệu sinh sản giữa hai cá thể rùa.
Năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động bảo tồn rùa, được phát triển cùng với Chương trình Rùa Châu Á.
“Việc tìm thấy các cá thể rùa Hồ Gươm đã mang lại cho chúng tôi một hy vọng mới về việc khôi phục lại quần thể loài rùa quý hiếm này” – ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nói với báo New York Times.
Đến tháng 10-2020, các quan chức chính phủ, các nhà bảo tồn và ngư dân đã đánh bẫy con rùa ở hồ Đồng Mô và sử dụng siêu âm để xác minh rằng nó là một con cái. Bước tiếp theo, ông McCormack cho biết họ sẽ bắt hai cá thể còn lại để xác định lại loài và giới tính của chúng. Điều này có thể sẽ được tiến hành vào mùa xuân năm nay, khi mực nước hồ thấp hơn và các loài bò sát hoạt động nhiều hơn.xảy ra vào mùa xuân, khi mực nước thấp hơn và các loài bò sát hoạt động nhiều hơn.
Ông Gerald Kuchling, người đứng đầu dự án của Liên minh Sinh tồn Rùa, người đã giúp đỡ các nỗ lực lai tạo loài rùa quý hiếm này ở Trung Quốc, cũng đang tiến hành thảo luận về việc giao phối giữa con cái ở Việt Nam với con đực ở Trung Quốc.
Các nhà khoa học trước đây đã biết rằng dương vật của con rùa đực ở Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề nên sẽ gặp khó khăn trong việc giao phối với con cái. Theo Tiến sĩ Kuchling, phương pháp lấy tinh dịch của con rùa đực ở Trung Quốc, đem về thụ tinh nhân tạo cho con rùa cái ở Việt Nam có thể khả thi hơn.
“Ngay cả khi một trong hai con rùa chưa xác định giới tính ở Việt Nam là con đực thì việc lấy giống của một con rùa ở Trung Quốc phối với một con rùa ở Việt Nam sẽ giúp mở rộng vốn gen. Còn trong trường hợp không tìm thấy bất kỳ con đực nào ở Việt Nam thì cách tiếp cận này sẽ là cơ hội cuối cùng và bắt buộc” – ông Kuchling cho biết.
Ông Kuchling còn nói rằng việc tìm kiếm thêm các loài động vật trong tự nhiên sẽ không chỉ đảm bảo việc bảo tồn loài mà còn giúp “truyền thuyết sống mãi”.