Doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại những vùng biển trên thế giới của các công ty trên đã đạt 1.100 tỷ USD trong năm 2018, chiếm khoảng 60% tổng doanh thu.
Các nhà nghiên cứu ngày 13/1 cho biết, chỉ có 100 công ty chiếm phần lớn lợi nhuận từ các vùng biển trên thế giới, đồng thời kêu gọi các công ty này giúp giải cứu các đại dương khỏi nạn đánh bắt quá mức, nhiệt độ tăng và tình trạng ô nhiễm.
Theo một nghiên cứu, doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại những vùng biển trên thế giới của các công ty trên đã đạt 1.100 tỷ USD trong năm 2018, chiếm khoảng 60% tổng doanh thu.
Các đại dương đóng một vai trò quan trọng trong việc “xử lý” các loại khí gây tình trạng nóng lên của hành tinh, hấp thụ khoảng 25% lượng khí thải carbon dioxide (CO2). Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường nói rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ các đại dương.
Nhóm nhà nghiên cứu này bao gồm Osterblom và các chuyên gia môi trường tại Đại học Duke, Mỹ đã tập trung vào tám ngành công nghiệp dựa vào biển, từ vận chuyển container đến sản xuất hải sản và sản xuất điện gió ở ngoài khơi.
Những “gã khổng lồ” dầu khí ngoài khơi bao gồm Saudi Aramco của Saudi Arabia và Petrobras của Brazil đứng đầu danh sách “Ocean 100.”
Trong danh sách này, chỉ có một doanh nghiệp ngoài ngành là công ty vận tải biển Đan Mạch A.P. Moeller-Maersk, lọt vào top 10.
Danh sách “Ocean 100” trên có thể giúp cung cấp thông tin cho các chính sách của chính phủ, cũng như chỉ đạo các nhóm môi trường tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo hướng xanh hơn.
Daniel Vermeer, Giám đốc Trung tâm Năng lượng, Phát triển và Môi trường Toàn cầu của Đại học Duke, cho biết một trong những thách thức lớn nhất là duy trì các hệ sinh thái đại dương lành mạnh khi các hoạt động kinh tế và tác động của khí hậu gia tăng.