Các quốc gia thành viên cần dành ít nhất 20% chi tiêu cho đầu tư và cải cách trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, mà Ủy ban hy vọng sẽ thúc đẩy việc làm và giúp tạo ra một nền kinh tế bền vững.
Theo trang tin EURACTIV.com, các cuộc đàm phán giữa Nghị viện châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) về quỹ phục hồi COVID-19 của khối đã kết thúc vào sáng sớm ngày 18/12, mang lại 265 tỷ euro (324,8 tỷ USD) trong tổng số 672,5 euro dành cho quá trình chuyển đổi xanh ở các nước EU.
Theo thỏa thuận chính trị, đạt được vào khoảng 2 giờ sáng 18/12 (giờ địa phương), 37% chi phí được dành riêng cho quá trình chuyển đổi xanh. Tất cả các khoản đầu tư thuộc quỹ phục hồi sẽ phải tôn trọng các ngưỡng phát thải được quy định trong phân loại tài chính xanh của EU và 100% chi tiêu sẽ tuân theo nguyên tắc “không gây tổn hại đáng kể”, được xác định trong quy định phân loại, trên thực tế sẽ loại trừ phần lớn nhiên liệu hóa thạch.
Điều đó có nghĩa là các nhà máy điện chạy bằng khí đốt có thể nhận được tài trợ từ 63% còn lại, miễn là lượng khí thải thấp hơn 100gCO2e/kWh được liệt kê trong phân loại, ngưỡng thấp đến mức không nhà máy điện chạy khí đốt nào hiện có thể tuân thủ.
Ernest Urtasun, người đàm phán về quỹ phục hồi từ Ủy ban các vấn đề kinh tế của Nghị viện châu Âu, cho biết: “Toàn bộ kế hoạch phải tôn trọng nguyên tắc ‘không gây hại’, phù hợp với các quy tắc tài chính bền vững mới của EU. Điều này có nghĩa là cơ sở đó không thể được sử dụng để tài trợ cho bất kỳ hoạt động nào gây hại đáng kể đến môi trường”.
Các quốc gia thành viên cũng sẽ cần dành ít nhất 20% chi tiêu cho các khoản đầu tư và cải cách trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, mà Ủy ban hy vọng sẽ thúc đẩy việc làm và giúp tạo ra một nền kinh tế bền vững.
Nhìn chung, quỹ phục hồi sẽ cung cấp 672,5 tỷ euro, điều chưa từng có trong các khoản vay và viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ cải cách và đầu tư vào các nước EU. Điều này nhằm giảm thiểu tác động kinh tế và môi trường của đại dịch COVID-19, làm cho châu Âu bền vững hơn và có khả năng phục hồi.
Ông Damian Boeselager, người đã đàm phán về quỹ phục hồi cho Ủy ban ngân sách của Nghị viện châu Âu, nói: “Chúng tôi đã quản lý để đưa chương trình chi tiêu lớn nhất từ trước đến nay của EU trở thành một công cụ quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh; cam kết gần 250 tỷ euro để chống lại biến đổi khí hậu, theo dõi chi tiêu dựa trên một phương pháp luận hiện đại và bao gồm một quy định nghiêm ngặt, không gây tổn hại đáng kể”.
Tuy nhiên, nỗ lực của Nghị viện châu Âu nhằm đảm bảo một mục tiêu ràng buộc về đa dạng sinh học đã không được đưa vào thỏa thuận, điều mà Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) gọi là “một đòn giáng mạnh” vào Thỏa thuận Xanh và thiên nhiên.
Văn bản quy định đã được thống nhất hiện cần được hoàn thiện trước khi được Nghị viện và Hội đồng Bộ trưởng EU phê chuẩn. Khi văn bản này có hiệu lực, các nước thành viên EU có thể đệ trình các kế hoạch và khả năng phục hồi bằng các cải cách và đầu tư đã lên kế hoạch của họ.
Cùng với ngân sách hàng năm 1.100 tỷ euro sắp tới của EU, liên minh này sẽ có khả năng chi tiêu 1.800 tỷ euro trong bảy năm tới (2021-2027). Đây là điều chưa từng có.