Do quản lý lỏng lẻo, “lâm tặc” ngang nhiên mang cưa xăng vào vùng lõi của rừng Mường Phăng (địa phận hai xã Mường Phăng và Pá Khoang) để đốn hạ cây rồi sơ chế, khai thác gỗ ngay tại hiện trường.
Gốc và thân cây bị “lâm tặc” cưa đổ chưa kịp sơ chế, vận chuyển khỏi hiện trường. Vị trí gốc, thân cây này nằm cách tỉnh lộ 3 nối xã Nà Nhạn với xã Mường Phăng khoảng hơn 200m. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Mộ nửa khúc thân cây bị sơ chế ngay trong rừng đặc dụng, còn nằm lại tại hiện trường. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Vết cưa máy sắc lẹm tại một thân cây to trong rừng đặc dụng, địa bàn thuộc bản Bua, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Thân cây, cành cây bị cắt lìa khỏi gốc cây to. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Những cây bị cưa hạ trong rừng đặc dụng có chu vì vành thân và độ tuổi khác nhau. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Một cây cổ thụ trong rừng đặc dụng bị đổ do bật gốc, “lâm tặc” đã dùng cưa lấy đi một đoạn thân cây. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Rừng đặc dụng Mường Phăng có diện tích hơn 4.436ha, vùng lõi rừng được đánh giá là có trữ lượng lớn, có nhiều cây gỗ thuộc loài quý, hiếm. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Gốc cây cổ thụ bị cưa hạ trong rừng đặc dụng Mường Phăng, dấu vết cưa hạ còn rất mới. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Vết cưa hạ thân cây tại gốc cổ thụ còn khá mới. Gốc cây cổ thụ bị cưa hạ trong rừng đặc dụng Mường Phăng, dấu vết cưa hạ còn rất mới. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Trong rừng đặc dụng xuất hiện nhiều điểm có những tấm ván nhỏ và một lớp mùn cưa dày. Gốc cây cổ thụ bị cưa hạ trong rừng đặc dụng Mường Phăng, dấu vết cưa hạ còn rất mới. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)
Vết cắt một thân cây có đường kính khoảng 50cm. Gốc cây cổ thụ bị cưa hạ trong rừng đặc dụng Mường Phăng, dấu vết cưa hạ còn rất mới. (Ảnh: Hải An-Xuân Tiến/TTXVN)