Phóng sự ảnh Người dân ven biển Quảng Nam đào hầm tránh bão số 9 28/10/2020 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Bão số 9 được dự đoán có sức gió mạnh khi đổ bộ vào đất liền nên người dân ven biển Quảng Nam đã đào hầm trú bão để đảm bảo an toàn. Người dân Quảng Nam đào hầm tránh bão số 9. Ảnh: Thanh Chung en biển xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) có hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp trước khi bão số 9 đổ bộ. Những hộ không di dời đã tất bật đào hầm tránh bão. Anh Phạm Tuấn (39 tuổi, ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) cho hay, nghe tin bão số 9 đang tiến vào đất liền với sức gió mạnh mà căn nhà đã xuống cấp nên để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân, anh đã đào hầm đủ cho 10 người ở. Từ sáng sớm, anh Tuấn đã đi tìm kiếm mua bao về để đựng cát làm hầm trú bão số 9. Căn hầm anh Tuấn đào cao 1,6m và rộng khoảng 10m2, đủ cho 10 người thân trong gia đình ở. Anh Tuấn cho hay: “Nghe đài và loa phát thanh của thôn thông báo bão mạnh nên gia đình tôi quyết định đào hầm để trú bão. Nhà tôi có 2 người bị khuyết tật 1 người mang thai, 2 trẻ nhỏ, 2 người lớn tuổi”. Ông Phạm Hồng Diên (xã Bình Minh) cho hay, đây không phải là lần đầu tiên người dân đào hầm trú bão, mà các năm trước, khi nghe tin bão lớn, người dân cũng thường làm theo cách này. Việc trú dưới hầm khá an toàn nên không lo lắng gì và bão chỉ đi qua trong thời gian ngắn. Bên trên hầm trú bão được gác các cây sắt to để lợp mái tránh gió thổi bay. Không riêng gì hộ anh Tuấn và người dân ở xã Bình Minh, tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, người dân cũng tiến hành đào hầm để trú bão. Được biết đến 16h chiều nay, lực lượng chức năng cùng người dân tại huyện Thăng Bình đã đào được 24 hầm trú bão cho 50 hộ với 140 nhân khẩu. Ông Hồ Quang Bửu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay đào hầm trú bão là kinh nghiệm của ông cha để lại, việc đào hầm là rất là an toàn. Quảng Nam là vùng đất có rất nhiều địa hình nên từ lâu, người dân đã có kỹ năng phòng chống bão, chính quyền cũng đề ra nhiều kịch bản để ứng phó. Nguồn: Thanh Chung/Báo Lao động Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm? Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời” Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang