Sáng kiến này có thể hạn chế việc buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Theo Reuters, công ty công nghệ Edge Innovations của Mỹ đã chế tạo thành công con cá heo robot nặng 250 kg, dài 2,5m, với lớp da làm từ silicone y tế, được điều khiển từ xa, hoạt động lên tới 10 giờ đồng hồ, có thể tương tác với con người như cá heo thật.
Công ty công nghệ Edge Innovations có bộ phận kỹ xảo điện tử và hiệu ứng đặc biệt ở California, Mỹ đã thiết kế chú cá heo với giá khởi điểm từ 3 – 5 triệu USD.
Với chú cá robot này hy vọng rằng một ngày nào đó, các hoạt hình giống như cuộc sống được sử dụng trong các bộ phim Hollywood có thể giải trí cho đám đông tại các công viên giải trí, thay vì các động vật hoang dã bị giam cầm.
Những người yêu thích bơi lội có thể lặn cùng những con cá mập trắng lớn bằng robot hoặc thậm chí là những loài bò sát từng tràn ngập các vùng biển kỷ Jura hàng triệu năm trước.
Giá cho mỗi con cá heo máy này khoảng 26 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia của Edge Innovations cho biết tuổi thọ của cá heo robot lâu hơn và không tốn quá nhiều chi phí để nuôi cũng như bảo tồn nó giống các động vật sống khác.
Ông Walt Conti, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Edge Innovations chia sẻ, có khoảng 3.000 con cá heo đang được nuôi nhốt chỉ để phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm vốn tạo ra doanh thu vài tỉ USD.
Trong khi đó, nhu cầu tìm hiểu về đời sống, thói quen, đặc tính của cá heo của con người vẫn rất lớn. Vì vậy, công ty Edge Innovations muốn đưa ra cách tiếp cận hoàn toàn khác, nhân văn hơn, để những người yêu thích cá heo vẫn có thể trải nghiệm tương tác với sinh vật biển này mà không xâm phạm đến cơ thể, cũng như mội trường sống của chúng.
Edge Innovations cũng tạo ra những sinh vật dưới nước được sử dụng trong các bộ phim bom tấn của Hollywood “Free Willy,” “Deep Blue Sea” và “Anaconda”. Giám đốc sáng tạo Roger Holzberg của chương trình animatronic của Edge Innovations cho biết: “Ý tưởng về chú cá heo này thực sự là tạo ra một loại “Sesame Street” dưới nước.
Ông Roger Holzberg cho biết thêm: “Những nhân vật đó đã dạy cho một thế hệ cách cảm nhận về các khía cạnh khác nhau của loài người theo những cách mà trước đây chưa bao giờ tưởng tượng được. Và đó là điều chúng tôi mơ ước với dự án này”.
Hiện có khoảng 20 quốc gia châu Âu đã cấm hoặc hạn chế sự hiện diện của các động vật hoang dã trong các rạp xiếc. Theo Bộ trưởng Môi trường Pháp Barbara Pompili, quá trình chuyển đổi sẽ mất vài năm và các triển lãm động vật hiện có sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ để chuyển sang mô hình mới.
Bà Barbara Pompili nói rằng: “Hôm nay, tôi tuyên bố chấm dứt dần sự hiện diện của động vật hoang dã trong các rạp xiếc lưu động, cấm sự hiện diện của cá orcas và cá heo trong các trại cá heo không thích nghi với nhu cầu của các loài động vật có vú ở biển và chấm dứt việc nuôi chồn hương để lấy lông”.
Bà Prathna Singh, Giám đốc của nhóm bảo vệ quyền động vật có trụ sở tại Nam Phi, Ban Animal Trading (BAT), đã gật đầu cho phát minh này và cho biết việc sử dụng cá heo robot là một “bước tiến tích cực to lớn trong hướng giải trí và giáo dục đạo đức”. Những phát minh tương tự có thể hạn chế việc buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Theo Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật PETA, cá heo robot của Edge Innovations là sự sáng tạo góp phần giúp các động vật sống có lại cuộc sống tự do, không còn bị giam cầm để phục vụ các hoạt động giải trí, diễn xiếc. Đây được xem là hướng tiếp cận nhân văn góp phần bảo vệ động vật hoang dã .