Với chủ đề “Côn trùng và sử dụng bền vững”, Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 10 khai mạc sáng 22/10 tại Hà Nội với 34 tham luận khoa học.
Hội nghị do Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) và Hội Côn trùng học Việt Nam (Hội các ngành sinh học Việt Nam) đồng tổ chức, diễn ra trong 2 ngày 22 và 23/10 tại Hà Nội.
Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 10 có 4 chuyên đề lớn, trong đó phần báo báo cáo khoa học tổng quan về côn trùng, nhện, ve bét có tham luận của các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, là GS.TS Bùi Công Hiển, Đại học Khoa học tự nhiên với báo cáo Nghiên cứu bảo tồn và khai thác tài nguyên côn trùng Việt Nam: Tại sao không?. GS.TSKH Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường với tham luận Thế giới côn trùng trong bối cảnh biển đổi khí hậu toàn cầu.
PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình giới thiệu một số kết quả nghiên cứu nổi bật về mối ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay. PGS.TS Nguyễn Đức Tùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam với tham luận quản lý nhện hại cây trồng ở Việt Nam.
Hội nghị Chuyên đề Côn trùng học Đại cương có báo cáo Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của nhện trong hang động ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình của PGS.TS Phạm Đình Sắc, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Thay đổi cấu trúc quần xã bọ hung tộc Coprini theo các mức độ tác động đến sinh cảnh trong hệ sinh thái núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Piaoắc của TS. Bùi Văn Bắc, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Báo cáo thành phần loài và diễn biến mật độ của nhóm côn trùng bắt mồi chính trên giống ngô biến đổi gen BT11 trong khảo nghiệm diện hẹp ở miền Bắc Việt Nam của TS Bùi Hải Yến, Viện Bảo vệ thực vật.
Đặc điểm sinh học của bướm hổ vằn Danaus genutia Cramer, 1979 ở Thừa Thiên Huế của PGS.TS Vũ Văn Liên, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Nghiên cứu đặc điểm các dạng hình đốm cánh của loài bọ rùa sáu vằn đen ở vùng đồng bằng Nghệ An của TS. Nguyễn Thị Việt, Trường Đại học Vinh.
Thành phần ký sinh của sâu đục thân ngô châu Á tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam của TS. Nguyễn Thành Mạnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên thực vật. Thành phần côn trùng gây hại nấm linh chi và một số đặc điểm sinh học của loài gây hại chủ yếu ở vùng Hà Nội của TS. Nguyễn Quang Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên thực vật.
Bước đầu điều tra thành phần loài côn trùng bắt mồi trên cây cà phê của ThS. Bùi Thị Quỳnh Hoa, Trường Đại học Tây Nguyên. Nghiên cứu thành phần loài và phân bố địa lý của bọ kẹp kìm Lucanidae ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Việt Nam của ông Nguyễn Quang Thái, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Dẫn liệu bước đầu về thành phần và sự phân bố của các loài ông bắt mồi tại khu bảo tồn thiên nhiên Trạm Chu, Tuyên Quang của CN. Mai Văn Thái, Viện Sinh thái và Tài nguyên thực vật. Danh lục thành phần loài ve sầu họ Cicadidea ở tỉnh Hòa Bình của ThS. Lưu Hoàng Yến, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam.
Hội nghị Chuyên đề Côn trùng học Nông – Lâm nghiệp có báo cáo kết quả bước đầu về đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô tại vùng khu 4 của bà Nguyễn Thị Vân, Trung tâm Bảo vệ tực vật vùng 4.
Đánh giá khả năng sử dụng nhện nhỏ bắt mồi trong phòng chống nhện đỏ hai chấm trên một số cây trồng tại Dalat Hasfarm của ThS. Nguyễn Thị Liên, Công ty Dalat Hasfarm. Đặc điểm sinh học loài rệp sáp giả hại cây tra tại đảo Trường Sa, Việt Nam.
Hiệu lực của các chủng virus Spodoptera litura nucleopolyhedrovirus đối với sâu khoang ở phòng thí nghiệm của TS. Trịnh Thị Xuân, Trường Đại học Cần Thơ. Một số đặc điểm sinh vật học của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius của ThS. Nguyễn Đức Việt, Viện Bảo vệ thực vật.
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự phát sinh và phát triển của bọ xít xanh Nezara viridula của TS. Thái Thị Ngọc Lam, Trường Đại học Vinh. Sử dụng các loài côn trùng bắt mồi nhân nuôi trong phòng trừ sinh học sâu hại trên rau ở miền Bắc Việt Nam của CN. Trần Thị Phương Uyên, Viện Sinh thái và Tài Nguyên thực vật.
Một số đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ký sinh trứng sâu cuốn lá nhỏ của ong mắt đỏ của TS. Phạm Kim Sơn, Trường Đại học Cần Thơ. Diễn biến số lượng trưởng thành rầy hại hoa xoài tại TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp của TS. Nguyễn Thị Oanh, Trường Đại học Đồng Tháp.
Khả năng phát triển quần thể nhện gié trên một số giống lúa trồng phổ biến ở ĐBSCL của ThS. Lăng Cảnh Phú, Trường Đại học Anopheles dirus Cần Thơ. Biến động số lượng loài xén tóc nâu hại cây thông tại Việt Nam của ThS. Nguyễn Văn Thành, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng. Hiệu lực của thuốc Velum prime 400 SC của Công ty Bayer Việt Nam.
Hội nghị Chuyên đề Côn trùng Y học và Côn trùng xã hội có báo cáo Lại bàn về phân vùng sốt rét thời kỳ đang phát triển ở Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thị Hương Bình, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Trung ương.
Tỷ lệ mối thợ lột xác trong đàn mối kiếm ăn của lời mối của ThS. Nguyễn Minh Đức, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình. Thành phần loài, mật độ muỗi ở một số điểm của tỉnh Phú Yên năm 2018 – 2019 của TS. Đỗ Văn Nguyên, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Quy Nhơn.
Điều tra cắt ngang phát hiện ký sinh trùng sốt rét nhiễm trong muỗi ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và Vườn Quốc gia Côn Đảo năm 2018 – 2019 của PGS.TS Vũ Đức Chính, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Trung ương.
Nghiên cứu môi trường thích hợp nhân nuôi nấm Cordyceps militaris trên vật chủ của TS. Trần Thanh Thy, Trường Đại học Nam Cần Thơ. Đánh giá hiệu quả của bả Cobamid 7.5RB kiểm soát gián Đức gây hại tại Hà Nội của ThS. Nguyễn Thúy Hiền, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình.
Thành phần loài, mật độ muỗi Anopheles, hoạt động đốt mồi của Anopheles dirus và Anopheles maculatus, độ nhạy cảm của Anopheles dirus với hóa chất diệt côn trùng tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, năm 2019 của tS. Vũ Việt Hưng, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Trung ương.
Đa dạng loài và phân bố địa lý của muỗi cát ở miền Bắc Việt Nam của GS.TS Vũ Sinh Nam, Viện Vệ sinh và Dịch tễ Trung ương. Kết quả ứng dụng công nghệ bả diệt mối trong phòng trừ mối gây hại đường đê sông Thái Bình của ThS. Lê Quang Thịnh, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình.
Thành phần loài, mật độ và các chỉ số truyền bệnh sốt rét của loài Andirus ở Bù Gia Mập, Bình Phước năm 2014 của TS. Đoàn Bình Minh, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu tạo bả gel diện kiến ma ở Việt Nam của ThS. Nguyễn Thị My, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình.