Ô nhiễm môi trường tại Ấn Độ chủ yếu do khí thải từ các phương tiện giao thông và hoạt động công nghệ, bụi từ các các công trường, quản lý rác thải yếu kém, việc đốt rơm rạ…
Ngày 18/10, Bộ trưởng Môi trường liên bang Ấn Độ Prakash Javadekar cho biết nước này đang xem xét kế hoạch giảm 20-30% nồng độ bụi mịn (bụi PM) trong nỗ lực giảm ô nhiễm không khí.
Ông Javadekar nêu rõ thông qua Chương trình không khí sạch quốc gia (NCAP), Bộ Môi trường Ấn Độ đang áp dụng phương pháp tiếp cận tổng thể nhằm giảm giảm nhiễm không khí tại 122 thành phố trên cả nước.
Từ tháng 4 vừa qua, Ấn Độ đã áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn để kiểm soát khí thải trên toàn quốc, giảm đáng kể lượng khí thải do phương tiện giao thông.
Theo ông Javadekar, số ngày có chất lượng không khí ô nhiễm trong 9 tháng đầu năm nay tại Ấn Độ đã giảm xuống 56 ngày so với 156 ngày cùng kỳ năm 2016.
Ô nhiễm môi trường tại Ấn Độ chủ yếu do khí thải từ các phương tiện giao thông và hoạt động công nghệ, bụi từ các các công trường, quản lý rác thải yếu kém, việc đốt rơm rạ…
Đặc biệt, do các yếu tố địa lý và khí tượng, khu vực phía Bắc Ấn Độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng vào mùa Đông.
Liên quan vấn đề trên, chuyên gia năng lượng Daniel Kammen, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2007 với công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu, khuyến cáo các cường quốc trên thế giới cần chú trọng hơn nữa đối với vấn đề biến đổi khí hậu, tuân thủ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và đem lại những đóng góp cụ thể cho hiệp định.
Tân Hoa Xã dẫn trả lời phỏng vấn của chuyên gia Kammen nhân Hội nghị các nhà khoa học trẻ thế giới (WYSS) 2020 tại tỉnh Chiết Giang (miền Đông Trung Quốc), trong đó nhận định tất cả những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Theo chuyên gia Kammen, những nước này cần chuyển sang quản lý bền vững các nguồn tài nguyên biển và tái thiết các hệ sinh thái biển.
Với chủ đề “Hội tụ nhân tài thế giới, kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn,” hội nghị trên diễn ra từ ngày 18-19/10, thu hút nhiều nhà khoa học, doanh nhân, nhà đầu tư và nghệ sỹ đến từ hơn 100 quốc gia và tổ chức trên thế giới.
Khoảng 70% số người tham gia là những nhà khoa học dưới 45 tuổi.