Dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số có thể giúp cung cấp cơ sở hạ tầng linh hoạt hơn.
Theo Nikkei Asiam Review, người ta đã nói nhiều về tác động tích cực, dù chỉ là tạm thời, đối với môi trường từ các vụ phong tỏa trong đại dịch COVID-19.
Các nhà khoa học có nhiều suy nghĩ về sự chuẩn bị của chúng ta đối với đại dịch và sự cố định của chúng ta với lượng khí thải trong cách tiếp cận với biến đổi khí hậu.
Trong phản ứng toàn cầu, chúng ta hiện dành nhiều hơn 20 lần cho việc giảm lượng khí thải so với việc xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các tác động vẫn tiếp tục tồi tệ hơn.
Cụ thể, việc xây dựng thủy điện và thời tiết khô hạn khốc liệt đã kiến dòng sông Mekong hùng mạnh khô cạn đến mức thấp nhất trong một thế kỷ hồi năm ngoái. Điều này làm gián đoạn sinh kế của các cộng đồng trên khắp Đông Nam Á.
Trong khi đó ở Philippines, sức mạnh của các cơn bão đã tăng 50% trong vòng 40 năm qua. Năm 2019, quốc gia này phải đối mặt với 20 cơn bão lớn nhỏ, mỗi loại gây ra thiệt hại trên diện rộng.
Châu Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên trái đất trước tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Địa lý đa dạng và dân số dày đặc khiến châu lục này nhiều lần phải đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu.
Tác động kinh tế từ các sự kiện khí hậu khốc liệt và thường xuyên hơn đang gây áp lực lên các nền kinh tế. Hiện, chúng ta đang ở giai đoạn phải đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng khả năng chống chịu và thích ứng vào cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì trọng tâm vào việc giảm phát thải.
Điều quan trọng là sự thay đổi đang diễn ra. Một số chính phủ hiện đang ưu tiên các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở Hồng Kông, khoảng 1 tỉ USD đã được phân bổ cho các công trình dành cho biến đổi khí hậu, bao gồm các biện pháp đảm bảo cơ sở hạ tầng công cộng sẵn sàng với biến đổi khí hậu.
Singapore đã thành lập một quỹ phòng chống lũ lụt và bờ biển mới để giúp bảo vệ đất nước trước tình trạng mực nước biển dâng. Quỹ này được thành lập với ngân sách ban đầu là 3,7 tỉ USD.
Chính phủ Indonesia đang chuyển thủ đô ra khỏi Jakarta, nơi đang chìm với tốc độ 17 cm mỗi năm, cũng như chống ngập cho thành phố. Ở Việt Nam, kế hoạch thích ứng cơ sở hạ tầng với các kỹ thuật nông nghiệp mới và nâng cao nhà cửa trên mực nước lũ đang được chú ý.
Nhận được sự đồng ý của các dự án này là một bước đầu tiên tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng ta cần suy nghĩ kỹ về cách chúng sẽ được xây dựng. Tuy, tất cả chúng ta đều có thể đánh giá cao nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho tương lai, nhưng sự khó lường và phức tạp của các thảm họa đặt ra những thách thức to lớn trong việc đưa ra thiết kế phù hợp.
Đây là nơi dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số có thể giúp hình thành cơ sở hạ tầng để không chỉ đáp ứng nhu cầu của ngày hôm nay mà còn cả ngày mai. Ngày càng có nhiều giải pháp thích ứng với cơ sở hạ tầng được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số.
Bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng sẵn sàng với khí hậu, khả năng chống chịu, sử dụng dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số, chúng ta có thể mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho các quốc gia.
Các chính phủ sẽ không bao giờ làm giảm được sức mạnh của một cơn bão. Nhưng với cơ sở hạ tầng linh hoạt hơn, cùng với việc sử dụng dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số tốt hơn, có thể thay đổi cách các quốc gia và cộng đồng thích ứng, phục hồi sau các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Một cách tiếp cận mới đối với cơ sở hạ tầng, tập trung vào thích ứng với biến đổi khí hậu và các giải pháp công nghệ, sẽ mở ra những cơ hội mới. Nó giúp con người tránh thiệt hại và đạt được những lợi ích đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội.