Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt 233 triệu năm trước dẫn đến việc hình thành, cho phép khủng long chiếm lấy trái đất.
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt này, có tên gọi là Carnian Pluvial Episode, được cho là do núi lửa phun trào, dẫn tới khí hậu thay đổi đột ngột và xóa sổ phần lớn đa dạng sinh học, Sky News ngày 16.9 dẫn thông tin từ các nhà khoa học.
Nhóm 17 nhà khoa học đã xem xét bằng chứng địa chất và cổ sinh vật học, phát hiện ra rằng, những vụ phun trào núi lửa lớn ở miền tây Canada rất có thể là nguyên nhân gây ra sự kiện tuyệt chủng hàng loạt này.
Những vụ phun trào núi lửa dẫn đến khối lượng lớn đá bazan núi lửa trào ra và hình thành nên khu vực bờ biển phía tây của Bắc Mỹ ngày nay.
Sự nóng lên của khí hậu có liên quan đến tăng lượng mưa vào thời điểm đó. Đây là lần đầu tiên được các nhà địa chất xác định như một đợt ẩm kéo dài một triệu năm vào những năm 1980.
Mặc dù phần lớn sự sống bị xóa sổ cả trên đại dương và trên đất liền nhưng sự kiện tuyệt chủng hàng loạt này cho phép khủng long chiếm lấy trái đất. Khủng long vốn tồn tại 20 triệu năm trước sự kiện tuyệt chủng này nhưng hiếm và không phải loài quan trọng.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sự kiện tuyệt chủng 233 triệu năm trước dẫn đến việc hình thành các hệ sinh thái hiện đại hơn và đa dạng hóa trong thời gian này, với rừng cây lá kim cũng như một số loài động vật có vú đầu tiên xuất hiện như: Rùa, cá sấu và thằn lằn.
Giáo sư Jacopo Dal Corso, Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán cho biết: “Các vụ phun trào rất lớn, bơm một lượng lớn khí nhà kính như carbon dioxide và có những đợt nóng lên toàn cầu”.
Ông giải thích rằng, cho đến nay, 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đáng kể đã được xác định trong hơn 500 triệu năm lịch sử. Ông lưu ý, tất cả các sự kiện tuyệt chủng đều “có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tiến hóa của trái đất và sự sống”.
“Chúng tôi đã xác định được một sự kiện đại tuyệt chủng khác và rõ ràng nó có vai trò lớn trong góp phần thiết lập lại sự sống trên đất liền và các đại dương, đánh dấu nguồn gốc của các hệ sinh thái hiện đại” – giáo sư Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc thông tin thêm.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Carnian Pluvial Episode đã ảnh hưởng đến đời sống ở đại dương trên trái đất, chứng kiến sự khởi đầu của các rạn san hô kiểu hiện đại cũng như nhiều nhóm sinh vật phù du hiện đại.