Con tê giác trắng phương Nam bé nhỏ 12 ngày tuổi, còn chưa được đặt tên, là bé tê giác đầu tiên sinh ra tại vườn thú Auckland trong vòng 20 năm qua.
Theo NZ Herald, một con tê giác con mới chào đời đang bắt đầu quá trình khám phá ngôi nhà mới của mình ở vườn thú Auckland, New Zealand.
Con tê giác trắng phương Nam bé nhỏ 12 ngày tuổi, còn chưa được đặt tên, là bé tê giác đầu tiên sinh ra tại vườn thú Auckland trong vòng 20 năm qua.
Jamila, tê giác mẹ, đã mang thai đứa con đầu tiên này trong vòng 16 tháng, và tê giác sơ sinh đã chào đời nhanh chóng sau 1 giờ chuyển dạ.
Tommy Karlsson, trưởng bộ phận chăm sóc các loại thú thuộc họ móng guốc tại vườn thú, cho biết khoảng thời gian dài mà họ đã hồi hộp chờ đời sinh mạng mới nhất này chào đời đã đem lại kết quả “hoàn toàn xứng đáng.”
Karlsson và nhóm của ông, những người đã trực tiếp chứng kiến quá trình sinh nở “thú vị và căng thẳng” này qua camera an ninh với ánh sáng mờ ảo, cho biết tê giác mẹ Jamila đã xử lý tình huống một cách xuất sắc để chào đón cô bé đến với thế giới.”
Con tê giác nhỏ đã có thể đi bộ trong vòng 25 phút và bú rất khỏe vào buổi chiều tối. Ông ước tính trọng lượng của con tê giác “bé nhỏ” khi ra đời là vào khoảng 65kg.
“Jamila giờ tập trung hoàn toàn vào đứa con mới sinh, và chúng tôi cũng rất vui mừng khi ngắm nhìn cô bé tê giác nhỏ,” ông cho biết. “Bé tê giác đang lớn lên từng ngày, và việc nhìn ngắm nó bắt đầu chập chững đi, nhảy những bước ngắn, gần như là nhảy múa, thật hết sức đáng yêu.”
Jamila và đứa con đang trải qua những ngày đầu tiên bên nhau một cách thoải mái tại một khu vực trong nhà ấm áp với phần không gian mở ngay bên cạnh.
Để phục vụ cho điều kỳ diệu nhỏ bé này, mới đây vườn thú Auckland đã nâng cấp đáng kể khu vực dành cho đàn tê giác, bổ sung thêm một nơi trú ẩn rộng lớn.
“Đây vẫn là những ngày đầu, Jamila và đứa con nhỏ vẫn chưa ra khỏi nơi trú ẩn. Chúng tôi để cho Jamila cảm thấy thoải mái, và khi nào cô tê giác này đã cảm thấy sẵn sàng, chúng tôi sẽ để cho du khách được tận mắt ngắm nhìn bé tê giác nhỏ này,” Karlsson cho biết.
Tê giác mẹ Jamila và tê giác bố 30 tuổi Zambezi đã kết đôi từ năm 2019 theo lời khuyên của ZAA (Hiệp hội Sở thú và Thủy cung Australia) nhằm quản lý chương trình nhân giống cho loài tê giác châu Phi đang bị đe dọa này.
Zambezi được chuyển đến từ Vườn thú Hamilton để thực hiện nhiệm vụ, Jamila được xác nhận mang thai vào tháng 4 năm ngoái bằng cách kiểm tra lượng hormone progesterone trong phân của Jamila.
Giám đốc điều hành bộ phận cơ sở vật cất của vườn thú Auckland, Chris Brooks, cho biết sự ra đời của con tê giác nhỏ thực sư là một đặc ân hiếm có của tự nhiên đối với vườn thú này.
“Vườn thú Auckland hỗ trợ phục hồi quần thể tê giác ở Zimbabwe và Sumatra, và sự xuất hiện của con tê giác mới sinh này sẽ giúp chúng tôi làm nổi bật hơn nữa tầm quan trọng của việc bảo tồn những loài động vật tuyệt vời này trong tự nhiên.”
Một số thông tin về tê giác:
– Vườn thú Auckland có bốn con tê giác trắng phương Nam; Jamila (8 tuổi), chú tê giác con mới sinh chưa được đặt tên, tê giác bố Zambezi (30 tuổi) và con trai của Zambezi, Inkosi (18 tuổi), chúng đều thuộc chương trình nhân giống đối với các loài “đang sắp sửa bị đe đọa theo sách đỏ của IUCN do ZAA thực hiện. – Tê giác con mới sinh của Jamila là con tê giác đầu tiên được sinh ra tại vườn thú Auckland sau 20 năm, tê giác con chào đời trước đó là Kito, chào đời năm 2000. Kito sau đó được chuyển đến Vườn thú Hamilton vào năm 2007. – Các mốc quan trọng trong cuộc đời của một con tê giác: Tê giác sơ sinh cần 10-12 lít sữa mẹ mỗi ngày trong năm đầu tiên, và đặc biệt lớn rất nhanh trong vòng 18 tháng đầu. Nó sẽ cần đến mẹ trong vòng 18 tháng đến 2 năm đầu tiên của cuộc đời, sau đó, nó sẽ sống tự lập hơn. – Việc bảo tồn loài tê giác trắng phương Nam “đang bị đe dọa” của châu Phi là một chiến dịch rất thành công. Loài tê giác này từ ở nguy cơ gần như tuyệt chủng vào đầu những năm 1900, với số lượng chỉ còn khoảng từ 50-100 con trong tự nhiên, đã lên đến 18.000 con ngày nay. Tuy nhiên, chúng vẫn phải đối mặt với những nguy cơ về môi trường sống, các bất ổn chính trị và đặc biệt là nạn săn bắn trộm để lấy sừng. |